Trao đổi thương mại Trung Quốc-EU tăng trưởng mạnh mẽ
Số liệu chính thức cho thấy năm ngoái kim ngạch trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với Liên minh châu Âu (EU) đã tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước lên 828,1 tỷ USD.
Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của EU, trong khi EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc.
Trong một đánh giá, ngân hàng VP Bank Group có trụ sở tại Liechtenstein, cho rằng tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng và sự xuất hiện của biến thể Omicron đã làm chậm quá trình phục hồi kinh tế.Tuy nhiên, nhà kinh tế Thomas Gitzel, của VP Bank, tỏ ra lạc quan về triển vọng tăng trưởng của lĩnh vực ngoại thương Đức với đà phục hồi của chuỗi cung ứng và hậu cần giữa Đức và các đối tác thương mại lớn, đặc biệt là Trung Quốc.
John McLean, Chủ tịch Viện các Giám đốc (IoD) của Anh cho biết Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Anh và tính đến quý II/2021, quốc gia châu Á này chiếm 7,6% tổng thương mại của Anh, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số liệu từ Hải quan Trung Quốc cho thấy trao đổi thương mại giữa Italy với Trung Quốc đã tăng 34,1% trong năm 2021.Massimiliano Tremiterra, người đứng đầu Cơ quan Thương mại Italy (ITA) tại thành phố Quảng Châu (Trung Quốc), nhận định kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong những năm đại dịch COVID-19 hoành hành.
Do đó, Trung Quốc được coi là thị trường có tầm quan trọng hàng đầu đối với một quốc gia có định hướng xuất khẩu mạnh như Italy.
Ngày 1/3 /2022 sẽ đánh dấu một năm kể từ khi hiệp định Trung Quốc-EU về chỉ dẫn địa lý (GI) có hiệu lực. Hiệp định này được xây dựng nhằm cải thiện quan hê thương mại song phương đối với các sản phẩm nông sản và tăng cường quan hệ kinh tế Trung Quốc-EU. Wolfgang Burtscher, quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu phụ trách nông nghiệp và phát triển nông thôn lưu ý rằng cả EU và Trung Quốc đều giàu nguồn lực về GI và việc thực hiện hiệp định có ý nghĩa to lớn đối với cả hai bên trong việc tăng cường bảo vệ GI, cải thiện sự công nhận của thị trường liên quan sản phẩm và tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn. Theo ông Burtscher, EU sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để mở rộng thương mại song phương đối với các sản phẩm nông nghiệp, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và thúc đẩy kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, Trung Quốc và châu Âu cũng có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng sạch, kinh tế số, công nghiệp dịch vụ, cũng như chống lại các thách thức toàn cầu./.- Từ khóa :
- thương mại Trung Quốc EU
- Trung Quốc
- EU
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở giai đoạn "khó khăn"
16:05' - 01/02/2022
Mỹ đã bắt đầu các cuộc thảo luận "bước một" với Trung Quốc về thỏa thuận thương mại nhưng vẫn chưa mang lại kết quả.
-
Kinh tế Thế giới
Nước EU đầu tiên dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế
13:48' - 01/02/2022
Đan Mạch trở thành quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19 dù số ca mắc mới vẫn liên tục tăng lên các mức cao mới.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản phục hồi mạnh
16:27' - 31/01/2022
Báo cáo sơ bộ của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết chỉ số sản lượng tại các nhà máy và mỏ tại nước này vào năm 2021 đứng ở mức 95,9.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ hướng tới một năm 2022 lạc quan hơn
12:01' - 31/01/2022
Nền kinh tế Mỹ đã đạt mức tăng trưởng mạnh nhất trong gần 4 thập kỷ vào năm 2021 sau khi chính phủ bơm hàng nghìn tỷ USD cứu trợ trong mùa dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mua sắm dịp Black Friday 2024
17:13'
Dịp Black Friday (Thứ Sáu Đen, diễn ra ngay sau ngày lễ Tạ ơn), người tiêu dùng tại Mỹ có xu hướng mua sắm như thế nào?
-
Kinh tế Thế giới
Những thách thức cho nền kinh tế Hàn Quốc
14:13'
Nền kinh tế Hàn Quốc đang chịu áp lực khi các dấu hiệu suy thoái ngày càng rõ ràng hơn trong bối cảnh thế giới chuẩn bị cho nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nga dừng cung cấp khí đốt cho Áo
14:09'
Nga đã dừng cung cấp khí đốt cho Áo vào thứ Bảy (16/11) do vấn đề liên quan đến thanh toán.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tham vọng định hình giá than toàn cầu
06:30'
Khối lượng xuất khẩu than của Indonesia cho thấy mức tăng trưởng đáng kể, khi tăng 14,2% so với mức 28,6 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
G20 có vai trò quan trọng đối với mục tiêu tài chính khí hậu
05:30'
Các nhà lãnh đạo G20, bao gồm các nền kinh tế hàng đầu và cũng là những quốc gia có lượng phát thải lớn trên thế giới, cần xem xét vấn đề tài chính khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Công Thương: Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam
21:01' - 16/11/2024
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, tăng trưởng thương mại Việt Nam – Mỹ đã phát triển rất tốt trong năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai năng lượng châu Âu sau khi Nga “đóng van” khí đốt
16:37' - 16/11/2024
Ngày 15/11, Nga thông báo với Áo về việc nước này sẽ dừng cung cấp khí đốt qua Ukraine, đánh dấu bước tiến gần hơn tới việc chấm dứt hoàn toàn nguồn cung khí đốt từ Moskva sang châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất ASEAN thu hút nhà đầu tư nước ngoài
09:01' - 16/11/2024
Indonesia khẳng định sẽ tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi thông qua các chính sách ưu đãi và kế hoạch mở rộng thêm nhiều Đặc khu kinh tế (SEZ) để thu hút các nhà đầu tư châu Á- Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ -Trung có thể gặp nhiều sóng gió hậu bầu cử
20:07' - 15/11/2024
Khi đối mặt với nguy cơ của một cuộc chiến thương mại mới với Mỹ, Trung Quốc có thể mở rộng phạm vi đáp trả trong những năm gần đây.