Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản phục hồi mạnh
Số liệu chính thức mới công bố ngày 31/1 của Chính phủ Nhật Bản cho thấy sản lượng công nghiệp của nước này trong năm 2021 đã tăng 5,8% so với một năm trước đó, nhưng vẫn ở dưới mức trước khi bùng phát đại dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng trở lại và tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu.
Báo cáo sơ bộ của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết chỉ số sản lượng tại các nhà máy và mỏ tại nước này vào năm 2021 đứng ở mức 95,9 (đã điều chỉnh theo mùa) so với mức cơ sở 100 của năm 2015.Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ khi dữ liệu loại này bắt đầu được thu thập vào năm 2014 và đảo ngược mức giảm tồi tệ 10,4% của năm 2020.
Nhưng dù đây là mức tăng đầu tiên trong ba năm kể từ năm 2018, con số trên vẫn thấp hơn nhiều so với mức 101,1 của năm 2019, thời kỳ trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu tác động tới nền kinh tế trong nước và toàn cầu.Riêng trong tháng 12/2021, chỉ số sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đã giảm 1,0% xuống 96,5 so với tháng trước đó và là lần giảm đầu tiên trong ba tháng. Nguyên nhân là do sản lượng yếu đi của máy móc phổ thông và phục vụ mục đích kinh doanh, cũng như máy móc phục vụ hoạt động chế như thiết bị sản xuất chip.
Báo cáo cũng cho hay Chỉ số về lượng hàng công nghiệp xuất đi tăng 4,8 % lên 93,9, trong khi chỉ số hàng dự trữ tăng 5,5 % ở mức 98,3. Còn tính riêng tháng 12/2021, cá chỉ số lượng hàng xuất đi giảm 0,1% xuống 95,2, còn chỉ số hàng dự trữ tăng 0,5% lên 101,2. Đà phục hồi sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đã bị chậm lại do sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu và việc các nhà máy ở Đông Nam Á phải ngừng sản xuất do dịch COVID-19. Diễn biến này đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp ô tô ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Dựa trên một cuộc thăm dò ý kiến các nhà chế tạo mới đây, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản dự kiến sản lượng công nghiệp sẽ tăng 5,2% trong tháng 1/2022 và 2,2% trong tháng sau đó. Bộ này vẫn giữ nguyên đánh giá, đồng thồi nói rằng sản lượng tại các nhà máy và mỏ "cho thấy sự dịch chuyển theo hướng tăng”. Tuy nhiên, ông Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin tỏ ra thận trọng về triển vọng ngành công nghiệp Nhật Bản. Ông đề cập đến sự phục hồi chậm chạp gần đây của ngành công nghiệp ô tô khi sự lan rộng của biến thể Omicron đã buộc một số công ty trong nước phải tạm ngừng sản xuất./.>>>Nissan triệu hồi gần 800.000 xe SUV Rogue do sự cố điện
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 5 vì dịch COVID-19
17:47' - 30/01/2022
Ngày 30/1, bà Sanae Takaichi, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Chính sách của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, cho biết có khả năng Chính phủ Nhật Bản sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp vì COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF hối thúc Nhật Bản thu hẹp gói hỗ trợ khẩn cấp COVID-19
15:06' - 28/01/2022
IMF đã hối thúc Nhật Bản thu hẹp quy mô gói hỗ trợ khẩn cấp cho đại dịch COVID-19 và xem xét tăng thuế đối với tài sản và thu nhập từ đầu tư vốn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc là thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới 12 năm liên tiếp
12:59'
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 24/1 cho biết Trung Quốc tiếp tục giữ vững vị thế là thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới trong 12 năm liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng đầu tư 2025: Cân bằng giữa cơ hội và rủi ro
09:00'
Theo các chuyên gia, năm 2025 có thể không phải là năm của trái phiếu, do giá hiện tại đang ở mức cao và lo ngại về vay nợ chính phủ quá mức vẫn tiếp diễn.
-
Kinh tế Thế giới
EU thiết lập kỷ lục mới về thương mại nông sản toàn cầu
07:55'
Báo cáo mới nhất được EC công bố cho biết EU đã đạt được thành tích ấn tượng trong lĩnh vực thương mại nông sản, với cả xuất khẩu và nhập khẩu đều thiết lập những con số kỷ lục mới trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Việt Nam-Singapore tăng trưởng trên 15%
20:16' - 24/01/2025
Năm 2024 chứng kiến sự tăng trưởng hết sức ấn tượng trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Singapore, với 10 tháng trên 12 tháng có mức tăng trưởng trên 15%.
-
Kinh tế Thế giới
Các khu kinh tế đặc biệt của Indonesia thu hút hơn 5,5 tỷ USD vốn đầu tư
14:53' - 24/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, các khu kinh tế đặc biệt (SEZ) của Indonesia đã thu hút 90,1 nghìn tỷ Rp (5,5 tỷ USD) vốn đầu tư mới và tạo ra 47.747 việc làm trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ trước những thay đổi mang tính bước ngoặt
14:06' - 24/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có động thái quan trọng, tác động đến một số lĩnh vực kinh tế nước này, trong đó có các luật về tiền kỹ thuật số và điều chỉnh lãi suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
13:23' - 24/01/2025
Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã quyết định nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cam kết tăng cường xuất khẩu LNG sang châu Âu
07:59' - 24/01/2025
Trong bối cảnh giá khí đốt tại Mỹ thấp hơn châu Âu khoảng 4 lần, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu LNG để đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo nguy cơ thảm khốc từ xung đột thương mại
07:58' - 24/01/2025
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo các cuộc xung đột thương mại từ việc áp thuế, xuất phát từ các đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể gây ra những hậu quả thảm khốc cho kinh tế toàn cầu.