Trẻ có biểu hiện hung hăng hơn khi nghiện lướt mạng xã hội

17:26' - 17/11/2023
BNEWS Những đứa trẻ dành hàng giờ sử dụng điện thoại để lướt mạng xã hội thường có biểu hiện hung hăng, trầm cảm và lo lắng nhiều hơn.

Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, một báo cáo nghiên cứu tại Canada công bố ngày 16/11 cho biết những đứa trẻ dành hàng giờ sử dụng điện thoại để lướt mạng xã hội thường có biểu hiện hung hăng, trầm cảm và lo lắng nhiều hơn.

Nghiên cứu này sử dụng hình ảnh của não để phân tích những tác động của mạng xã hội đối với bộ não trẻ em, cho thấy rằng trẻ bị tác động thực sự vì độ trầm cảm, lo lắng và thậm chí là hung hăng gia tăng đến mức đáng báo động.

 

Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu Canada về khoa học thần kinh và rối loạn học tập, bà Emma Duerden nhận xét khi trẻ em dành nhiều thời gian hơn trước màn hình, sự căng thẳng sẽ gia tăng, mức độ lo lắng hay trầm cảm của trẻ cũng từ đó tăng lên.

Bà Duerden giải thích điều này giống như việc Serotonin (hormone hạnh phúc) có chiều hướng giảm khi chúng ta đói (đói và tức giận thường xuất hiện đồng thời). Thời gian ngồi trước màn hình có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới hệ thống khen thưởng của não vốn là chìa khóa cho việc đưa ra các quyết định.

Bà Duerden cho biết khi các em tuổi thiếu niên xem một bộ phim ngắn của Disney Pixar mà không có lời thoại, các vùng não cốt lõi liên quan đến xử lý vấn đề xã hội sáng lên trên quang phổ hồng ngoại, một kiểu quét không xâm lấn của não thể hiện sự thay đổi về mức độ ôxy hóa hoặc việc kích hoạt ở các vùng khác nhau. 

Vỏ não trước trán sẽ được kích hoạt khi xem một nhân vật trong phim phải trải qua nỗi đau thể xác. Vùng não tương tự cũng trải qua những thay đổi đáng kể trong thời kỳ niên thiếu, cái là lý do mà nghiên cứu quan tâm tới những vấn đề xảy ra khi trẻ em sử dụng màn hình. Đối với trẻ em, vỏ não trước trán đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt những kiến thức ở trường.

Bà Michaela Kent, một thành viên nhóm nghiên cứu này, cho biết bà cảm thấy thực sự bất ngờ khi nói chuyện với sinh viên đại học nghiện sử dụng mạng xã hội. Những sinh viên này không thể tập trung trong kỳ thi vì quá quen với việc lướt TikTok hoặc xem điện thoại.

Họ đã quá quen với sự kích thích liên tục nên việc phải tập trung là thực sự gặp khó khăn. Bà cho rằng điều này sẽ mở ra việc cần có nghiên cứu để hiểu rõ hơn cách con người ở mọi lứa tuổi có thể tương tác thế nào với mạng xã hội.

Tiến sĩ Rachel Mitchell, bác sĩ tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên tại Trung tâm Y khoa Sunnybrook ở Toronto, cho biết một số trẻ em và thanh thiếu niên sẽ dễ có hành vi bạo lực như đánh nhau, tranh cãi và vi phạm các quy tắc tôn trọng quyền của người khác khi sử dụng mạng xã hội nhiều hơn bạn bè theo thời gian.

Ông Mitchell, cũng là người xử lý và nghiên cứu cách sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, cho rằng các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) trong nền tảng truyền thông xã hội được thiết kế để thu hút và giữ chân người dùng, để họ tiếp xúc nhiều hơn với quảng cáo.

Giáo sư tâm lý học Patricia Conrod, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu Canada về sức khỏe tâm thần dự phòng, cho rằng những cài đặt mặc định trên các thiết bị mà chúng ta sử dụng cho mạng xã hội có xu hướng được thiết lập cho người lớn, mặc dù nó cũng là một phần không thể thiếu đối với đời sống của giới trẻ hiện nay.

Tin liên quan

  • Sắc hồng yêu thương Đời sống

    Sắc hồng yêu thương

    08:09' - 20/10/2023

    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có hơn 2,3 triệu trường hợp mắc bệnh ung thư vú mỗi năm, khiến đây trở thành căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, gây ra hơn 685.000 ca tử vong.

  • Quán cà phê mèo giúp giải tỏa áp lực cuộc sống Kinh tế & Xã hội

    Quán cà phê mèo giúp giải tỏa áp lực cuộc sống

    07:10' - 20/08/2023

    Trào lưu quán cà phê mèo - nơi mọi người vừa có thể thưởng thức đồ uống ngon miệng, lại vừa được vuốt ve và ngắm nhìn những "cô cậu mèo" xinh đẹp - cuối cùng cũng đã tới với Dải Gaza.


Tin cùng chuyên mục