Giải phóng nguồn lực từ dự án tồn đọng
Tại nhiều địa phương, tình trạng dự án “treo”, công trình, nhà ở, đất công dôi dư không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích vẫn đang diễn ra và trở thành vấn đề “nhức nhối”, gây bức xúc cho dư luận và người dân.
Trong bài viết về chống lãng phí, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ: “Lãng phí đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước”.
Chính bởi vậy, năm 2025 Chính phủ xác định sẽ tăng cường công tác thanh tra, thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi các tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát nhằm giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng.
TTXVN thực hiện loạt bài "Trị bệnh lãng phí" nhằm truyền tải thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như quyết tâm của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương về chống lãng phí, nỗ lực "giải cứu" những mảnh đất vàng bị bỏ hoang nhiều năm qua, đồng thời chỉ ra nguyên nhân sâu xa, giải pháp xử lý tận gốc các công trình “đắp chiếu” đang gây hệ lụy lớn cho nền kinh tế. Loạt bài cũng đưa ra nhận định một cách căn cơ về việc cần có khung pháp lý chống lãng phí đất đai, cùng với góc nhìn tham chiếu kinh nghiệm chống lãng phí của quốc tế.Bài 1: Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng
Mới đây, việc Thanh tra Chính phủ công bố Kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức đã thu hút được sự quan tâm rất lớn từ dư luận xã hội và người dân. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, hình ảnh hai bệnh viện được Nhà nước đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng vẫn để bỏ hoang cho cỏ mọc vì không sử dụng được trong 10 năm qua thật sự là hình ảnh đáng suy ngẫm.
*Lãng phí nguồn lực từng ngày, từng giờ
Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức từng mang theo bao nhiêu kỳ vọng của nhiều người, hứa hẹn là điểm đến khám chữa bệnh cho những bệnh nhân tại Hà Nam và những tỉnh, thành lân cận như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa…, giúp giảm tải cho tuyến bệnh viện trung ương, nhưng xót xa thay, thực tế lại không được như vậy.
*Vào cuộc quyết liệt chống lãng phí
Không phải chỉ bây giờ công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mới được chú trọng mà trước đó Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành cũng rất quan tâm triển khai quyết liệt thông qua các Nghị quyết, Công điện, chỉ thị và đặc biệt là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí.
Cụ thể như Công điện số 112/CĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/11/2024 về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Ngay sau đó, ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Mới đây, ngày 31/3/2025, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Công điện số 26/CĐ-TTg về việc khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công Quốc gia.Cùng với đó, trong Báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét hồi cuối tháng 4, Chính phủ cũng xác định năm 2025 sẽ tăng cường công tác thanh tra, thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi các tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát nhằm giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng.Trước sự đốc thúc của Chính phủ, Bộ Tài chính, các địa phương bước đầu cũng có những đề xuất về xử lý cơ sở nhà, đất công dôi dư sau sáp nhập, gửi các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.Đơn cử tỉnh Thanh Hóa đang đề xuất giải pháp điều chỉnh mục đích sử dụng cơ sở nhà, đất dôi dư theo quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt; đồng thời chuyển đổi công năng, bố trí cho các đơn vị có nhu cầu hoặc phục vụ cộng đồng dân cư.Còn tại tỉnh Hòa Bình cũng yêu cầu các đơn vị liên quan xây dựng, ban hành kế hoạch chi tiết xử lý đối với tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả. Đồng thời yêu cầu xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm trong việc xử lý nhà, đất…Theo kế hoạch hành động năm 2025, UBND thành phố Hà Nội tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc đối với 109 dự án đầu tư công chậm tiến độ, trong đó ưu tiên xử lý các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài. Đặc biệt, đối với các dự án BT đang triển khai dở dang, thành phố chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thủ tục một cách chặt chẽ để đảm bảo tính pháp lý, sớm đưa các dự án về đích, tránh kéo dài gây lãng phí.Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Hà Nội đang triển khai đánh giá tổng thể về đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để rút kinh nghiệm, đề xuất điều chỉnh các quy định pháp luật không còn phù hợp, rút ngắn quy trình thực hiện dự án đầu tư, từ đó khắc phục những điểm nghẽn về thể chế và quy trình. Song song với đó, UBND thành phố đã giao nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 theo hướng tập trung xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, vướng mắc; tránh đầu tư dàn trải, chỉ triển khai dự án thực sự cấp bách, mang tính chiến lược như đường sắt đô thị, cầu qua sông, đường Vành đai 4, các tuyến xuyên tâm, các dự án xử lý môi trường…Trong chỉ đạo mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa trong công tác phòng, chống lãng phí, nhất là tập trung xử lý dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài, hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn, góp phần huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát kỹ lưỡng; làm rõ nguyên nhân chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài; đề xuất phương án xử lý và xác định rõ thẩm quyền xử lý đối với từng công trình, dự án, không để đùn đẩy trách nhiệm, sớm đưa công trình, dự án vào khai thác, sử dụng.Lãng phí không chỉ là tổn thất về vật chất, mà là sự bào mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước – như Tổng Bí thư Tô Lâm đã cảnh báo. Để khơi thông nguồn lực phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, không thể để hàng chục nghìn tỷ đồng tiếp tục bị "găm" trong những công trình bỏ hoang, dự án treo, đất vàng cỏ mọc.Chống lãng phí giờ đây không chỉ là yêu cầu quản lý, mà là mệnh lệnh từ thực tiễn, từ lòng dân – và là một phép thử đối với năng lực điều hành, tinh thần trách nhiệm của từng cấp chính quyền. Hơn thế, đó còn là biểu hiện cụ thể của quyết tâm chính trị, là một trong những nội dung cốt lõi trong lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm, nhằm xây dựng một nền quản trị quốc gia hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, phục vụ nhân dân.Xem thêm:
Bài 2: Xử lý tận gốc công trình "đắp chiếu"
Bài 3: "Khung đỡ" chống hoang phí đất đai
Bài 4: Đà Nẵng "giải cứu" đất vàng
- Từ khóa :
- chống lãng phí
- dự án tồn đọng
- dự án kéo dài
- dự án treo
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội kiên quyết không để tồn tại hàng trăm dự án “treo”
09:28' - 09/05/2025
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai hàng loạt biện pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kéo dài của các dự án đầu tư công.
-
Tài chính
Tránh lãng phí trong xử lý tài sản công sau sắp xếp tinh gọn bộ máy
11:12' - 26/04/2025
Về nguyên tắc, những tài sản cần cho việc phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công, các cơ quan, đơn vị phải bố trí, sử dụng tài sản sẵn có để phục vụ thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống lãng phí, nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế-xã hội
11:34' - 24/04/2025
Sáng 24/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Bộ tứ trụ cột” giúp Việt Nam cất cánh
10:10'
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng "giải cứu" đất vàng
08:15'
Hơn 10 năm qua, hàng nghìn dự án, khu đất “vàng” tại thành phố Đà Nẵng bị đình trệ, vướng mắc do có nhiều sai phạm được chỉ ra trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án...
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc công trình "đắp chiếu"
08:05'
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Quý Thuấn về nguyên nhân sâu xa cũng như giải pháp để xử lý tận gốc các công trình “đắp chiếu”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt đô thị số 1
18:26' - 18/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bình Dương-Suối Tiên, TP Hồ Chí Minh).
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
15:03' - 18/05/2025
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: BÁC VẪN CÙNG CHÚNG CHÁU HÀNH QUÂN.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công cao tốc nối Hòa Bình với Mộc Châu
15:01' - 18/05/2025
Ngày 18/5, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW
13:44' - 18/05/2025
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thắp lên ngọn lửa Đổi mới – Khát vọng – Hành động, vì một Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, hùng cường
12:59' - 18/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đến thời điểm hiện nay có thể gọi 4 Nghị quyết là “Bộ tứ trụ cột” để giúp chúng ta cất cánh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hoàn thiện thể chế song song với thi hành nghiêm minh pháp luật và khuyến khích sáng tạo
12:04' - 18/05/2025
Việc ban hành Nghị quyết 66 là đòi hỏi khách quan của tiến trình đổi mới, nhằm tạo đột phá nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng và thi hành pháp luật.