Triển khai ESG thúc đẩy phát triển kinh tế xanh tại Agribank
Việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong tổ chức hoạt động kinh doanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, góp phần thực hiện các mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ.
Ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới cam kết Net Zero và thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Đến cuối năm 2023, khoảng 140 quốc gia đã cam kết hoặc hướng tới mục tiêu Net Zero, trong đó có Việt Nam.
Ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings, Moody’s Investors Service và Fitch Ratings đều đưa yếu tố rủi ro môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào phương pháp đánh giá, xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp và tổ chức tài chính. Do đó, các tổ chức tài chính chủ động cam kết và triển khai ESG nhằm tăng kết quả xếp hạng tín nhiệm cuối cùng.
Tại Việt Nam, Chính phủ, các bộ, ngành và Ngân hàng Nhà nước đang rất quan tâm đến tăng trưởng bền vững, thúc đẩy tín dụng xanh, trái phiếu xanh, ban hành kế hoạch hành động thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng dẫn quản trị rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, việc triển khai ESG tại Việt Nam chưa có hướng dẫn cụ thể và còn nhiều chỉ tiêu mang tính định hướng, khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng.
Là một ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam về quy mô, phạm vi hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định việc cam kết và triển khai ESG là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược cốt yếu trong giai đoạn tới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, tăng doanh thu, nâng cao vị thế, thương hiệu của Agribank trên thị trường và thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của Agribank đối với cộng đồng, đông đảo khách hàng.
Với vai trò chủ lực cung ứng vốn và dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank cam kết triển khai tiêu chí môi trường đồng bộ trong toàn bộ hoạt động của Agribank, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
Trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang tập trung ưu tiên nguồn vốn, mở rộng cho vay có hiệu quả các dự án, chương trình phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là các chương trình, dự án tạo ra giá trị tăng thêm, năng lượng sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Từ năm 2016, Agribank đã bắt đầu triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “nông nghiệp sạch” với quy mô vốn tối thiểu 50 nghìn tỷ đồng dành cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại... tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn với lãi suất cho vay giảm từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành của NHNN và Agribank.
Agribank cũng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) triển khai hỗ trợ tín dụng đối với Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 và Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và giảm phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.
Cùng với đó, Agribank mở rộng đầu tư cho vay các dự án liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ như: Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học; Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; Quản lý rủi ro thiên tai; Hỗ trợ nông nghiệp Carbon thấp; Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Điện gió; Điện mặt trời; cung cấp tín dụng vào công cuộc chống hạn, mặn Đồng bằng Sông Cửu Long và miền Trung Tây Nguyên...
Với những hoạt động đã và đang triển khai, dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực xanh của Agribank có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm, tỷ trọng tài trợ dự án xanh trong tổng dư nợ tín dụng của Agribank tăng từ 0,9% năm 2020 lên 1,8% năm 2023.
Tính đến 31/12/2023, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xanh tại Agribank đạt 28.277 tỷ đồng, với 42.883 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đạt 14.939 tỷ đồng, chiếm 53% tổng dư nợ tín dụng xanh, tiếp đến là lĩnh vực lâm nghiệp bền vững đạt 6.926 tỷ đồng, chiếm 24% tổng dư nợ tín dụng xanh; thứ ba là lĩnh vực nông nghiệp xanh với dư nợ 6.175 tỷ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ tín dụng xanh.
Xét về số lượng khách hàng vay vốn, lĩnh vực lâm nghiệp bền vững chiếm tỷ lệ cao nhất với 99% tổng số khách hàng (41.909 khách hàng), giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, các dự án cho vay với giá trị lớn chủ yếu lại thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
Agribank đã và đang triển khai nhiều chương trình, hoạt động thiết thực gắn với thông điệp “Vì tương lai xanh” - mục tiêu xuyên suốt từ nhận thức đến hành động của gần 40.000 người lao động trong toàn hệ thống, có thể kể đến: “Agribank - Một triệu cây xanh, thêm cây thêm sự sống”; xây dựng và thực hiện các dự án bám sát chương trình “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” do Thủ tướng Chính phủ và Liên hợp quốc phát động; các đơn vị trong hệ thống Agribank từng bước sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường trong các hoạt động chung...
Bên cạnh đó, Agribank tiếp tục hành động, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Agribank - Ngân hàng xanh, phát triển bền vững. Việc thực thi ESG tại Agribank gắn liền với sự tham gia, đồng hành của toàn thể người lao động, từ những hành động nhỏ nhất như tắt các thiết bị điện không cần thiết và khi không sử dụng, in giấy hai mặt, không lãng phí nước... Việc nâng cấp, vận hành thí điểm Văn phòng điện tử iOffice (thay thế eOffice) với những tính năng ưu việt, hỗ trợ công tác lưu trữ văn bản của hệ thống cũng nhằm tận dụng tối đa công nghệ trong quy trình vận hành tại Agribank.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Agribank dành 20.000 tỷ đồng vốn ưu đãi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
17:51' - 26/04/2024
Quy mô tín dụng ưu đãi là 20.000 tỷ đồng, áp dụng với các khoản giải ngân ngắn hạn bằng VNĐ, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Agribank nhận giải Chất lượng thanh toán xuất sắc do Standard Chartered trao tặng
07:30' - 18/04/2024
Với tỷ lệ xử lý điện thanh toán quốc tế chuẩn đạt mức cao 98.6%, cao hơn tỷ lệ STP trung bình toàn cầu (96%) cho thấy chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank vượt trội.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ nâng chất điều hành, mở đường cho doanh nghiệp
17:29' - 14/07/2025
Ngày 14/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ cho Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Cần Thơ.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33' - 13/07/2025
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32' - 13/07/2025
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.