Triển khai Nghị định Chính phủ về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh
Ngày 7/4, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 33/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, quan điểm của tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh là bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện và đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân Thành phố, phát huy vai trò, chức năng giám sát, phản biện của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội, qua đó, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố theo ngành, lĩnh vực gắn với địa bàn, nâng cao tính tự chủ của chính quyền Thành phố cũng như đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, phù hợp với đô thị.
Đồng thời đổi mới tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, phường là cơ quan hành chính nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng, hoạt động thống nhất, hiệu quả.
Mặt khác, tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh gắn với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, cải cách hành chính, phục vụ tốt hơn nhân dân, doanh nghiệp, hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức, kinh tế số.
“Nghị định 33/2021/NĐ-CP quy định việc đảm bảo dân chủ, công khai minh bạch hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phường. Kết luận cuộc họp liên quan đến người dân phải được đưa tin trên cổng thông tin điện tử của UBND quận theo quy định của pháp luật. Đối với thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, có 3 cấp Phó ở cơ quan chuyên môn. Đây là cơ cấu phù hợp với đặc điểm, mục tiêu, sứ mệnh của thành phố Thủ Đức, qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được các mục tiêu mà Thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết thêm.
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, hội nghị nhằm triển khai, phổ biến kịp thời những nội dung chỉ đạo của Chính phủ cũng như lộ trình, giải pháp để thành phố thực hiện hiệu quả nhất việc tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Về một số nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 131 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết số 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Do đó, các cơ quan, đơn vị phải đặc biệt chú trọng đến khâu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã triển khai, phân công rõ người, rõ việc và thời gian hoàn thành các nhiệm vụ.
Thực hiện Chủ đề năm 2021 của Thành phố Hồ Chí Minh là năm “Thực hiện chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, Thành phố đề nghị các sở, ban, ngành, quận, phường, thành phố Thủ Đức đề ra những mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư cao hơn so với mục tiêu chung của Thành phố. Từ đó, thành phố sẽ sớm đạt được môi trường đầu tư theo tiêu chuẩn ASEAN 4.
“Riêng thành phố Thủ Đức, trong tháng 5/2021 phải thành lập Phòng Khoa học và Công nghệ, biến khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nhằm tạo nền tảng công nghệ phục vụ phát triển thành phố Thủ Đức”, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh cho phép khai thác du lịch khu bến Bạch Đằng hết năm 2022
16:31' - 07/04/2021
Tp. Hồ Chí Minh cho phép tiếp tục tổ chức khai thác du lịch đường sông nội đô kết hợp phục vụ ẩm thực trên sông tại cầu bến số 2, 3 Khu bến Bạch Đằng thuộc quận 1 đến ngày 31/12/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh: Công nghiệp trọng điểm lấy lại đà tăng trưởng
14:01' - 01/04/2021
Quý I/2021, chỉ số sản xuất công nghiệp của 4 ngành công nghiệp trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,5% so với cùng kỳ và cao hơn 3,7 điểm phần trăm so với mức tăng chung toàn ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tăng 66,34%
15:37' - 31/03/2021
Tổng vốn thu hút đầu tư (gồm cấp mới và điều chỉnh) trong quý I tại các Khu chế xuất, Khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đạt 224,61 triệu USD, đạt 40,84% kế hoạch năm 2021, tăng 66,34% so với cùng kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị gia hạn thời hạn giải ngân khoản vay 313 triệu USD cho dự án metro số 2
12:47'
Khoản vay của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án metro số 2 có giá trị 240,75 triệu Euro (tương đương 313 triệu USD), được chia thành 2 hiệp định vay ký năm 2011.
-
Kinh tế Việt Nam
Có bao nhiêu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19?
11:08'
Lao động khu vực thành thị chịu tác động nhiều hơn khu vực nông thôn với 15,6% lao động khu vực thành thị còn bị ảnh hưởng, trong khi đó con số này ở nông thôn là 10,4%.
-
Kinh tế Việt Nam
"Chạy nước rút" xây dựng hạ tầng khu tái định cư sân bay quốc tế Long Thành
10:00'
Tháng 4/2020, tỉnh Đồng Nai khởi công xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn phục vụ dự án sân bay quốc tế Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm nghẽn chương trình OCOP - Bài cuối: Giải pháp cần có
08:03'
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) sau 3 năm triển khai đã giúp nâng tầm nông sản Việt và quan trọng hơn là thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm nghẽn chương trình OCOP - Bài 4: Không thể nóng vội
07:48'
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP. So với kết quả chỉ trong 3 năm của giai đoạn đầu thì đây được xem không phải là con số lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm nghẽn chương trình OCOP - Bài 3: Làm gì để lan tỏa sản phẩm?
07:38'
Bí thư huyện ủy Con Cuông cho biết, huyện đã xây dựng hai bản làng đạt sản phẩm OCOP 3 đến 4 sao, đó là bản du lịch cộng đồng - bản Nưa thuộc xã Yên Khê và bản Khe Rạn, xã Bồng Khê.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm nghẽn chương trình OCOP: - Bài 2: Nghẽn từ nhận thức đến tiêu chí
07:21'
Chương trình OCOP chưa được nhiều chủ thể đón nhận bởi những trở ngại đến từ chính người dân, từ đặc thù của sản phẩm, sự hiểu biết về chương trình cũng như những bất cập trong triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm nghẽn Chương trình OCOP: - Bài 1: Những khoảng cách
07:06'
Hiệu quả của Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trong 3 năm thực hiện đã được các phương tiện truyền thông, các địa phương ca ngợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đặt mục tiêu thu hút vốn FDI đạt 1,5 tỷ USD trong quý II
20:32' - 15/04/2021
Hải Phòng sẽ thực hiện việc tăng cường đối thoại, nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư.