Triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh xung đột địa chính trị
Trang Hội đồng Ấn Độ về các vấn đề quốc tế (ICWA) có đăng bài viết của Tiến sỹ Temjenmeren Ao về "Tình hình kinh tế ở khu vực Đông Nam Á", trong đó có một số nội dung đáng chú ý như sau:
Theo báo cáo triển vọng kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) đối với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được công bố tháng 4/2022, dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á đã bị hạ xuống 5% vào năm 2022, giảm so với dự báo trước đó là 5,4%.Trong khi đó, báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á năm 2022 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực Đông Nam Á trong năm 2022 và 2023 được dự báo lần lượt là 4,9% và 5,2%.Tác động của đại dịch COVID-19 được cảm nhận rõ ràng ở Đông Nam Á, nơi tổng GDP giảm xuống mức -3,2% trong năm 2020. Sự sụt giảm mạnh này là do mức tăng trưởng âm được ghi nhận ở tất cả các quốc gia Đông Nam Á ngoại trừ Brunei, Myanmar và Việt Nam.Năm 2021, mặc dù các quốc gia khác trong khu vực chứng kiến sự tăng trưởng tích cực - ngoại trừ Myanmar và Brunei - GDP tổng thể chỉ tăng nhẹ 2,9%. Trong khi đó, sự sụt giảm GDP lên đến -18,4% của Myanmar có thể là hậu quả của cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này.Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến sự suy giảm kinh tế do nhu cầu toàn cầu giảm, cùng với căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ngày càng gia tăng.Nền kinh tế khu vực tập trung chủ yếu vào 4 lĩnh vực: Du lịch, doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) và nông nghiệp. Việc phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch đã tác động đến các lĩnh vực dễ bị tổn thương như y tế, vận tải, du lịch, khách sạn và các MSME. Đông Nam Á, vì đại dịch, phải đối mặt với nhiều thách thức bao gồm sức khỏe, kinh tế, tài chính và môi trường.Nguồn cung gián đoạnĐông Nam Á đang phục hồi sau đại dịch. Nhận định này dẫn đến sự lạc quan về tăng trưởng kinh tế trong năm 2022. Tuy nhiên do nhiều cú sốc, trong đó có cuộc xung đột ở Ukraine vốn đã gây ra những gián đoạn lớn về an ninh lương thực và năng lượng, sự phục hồi kinh tế của khu vực được cho là sẽ chậm lại.Trong khi xét về mặt thương mại với Nga, tác động của cuộc xung đột có thể không được thể hiện mạnh mẽ ở Đông Nam Á vì “xứ Bạch dương” chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 9 với ít khoản đầu tư lớn tại khu vực.Tuy nhiên, sẽ có những tác động gián tiếp từ sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu và giá năng lượng và lương thực tăng. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á ngày nay là những quốc gia có sự liên kết nhiều nhất trong một nền kinh tế thế giới dễ bị tổn thương bởi cú sốc bên ngoài do khủng hoảng gây ra.Ví dụ, ngành xuất khẩu công nghệ đang phát triển của Việt Nam, phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ Nga nhiều thành phần chính như nickel, krypton, nhôm và palladium, sẽ bị ảnh hưởng vì chi phí sản xuất tăng.Chính phủ Ukraine hồi cuối tháng Ba đã ngừng xuất khẩu lúa mỳ, yến mạch và các loại lương thực thiết yếu khác ra toàn cầu. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lúa mỳ từ Ukraine, vốn là nguyên liệu chính cho các mặt hàng như mỳ ăn liền, là thực phẩm đệm cho cộng đồng kinh tế trung lưu.Indonesia là nhà nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất trên thế giới với 10,29 triệu tấn vào năm 2020. Khoảng 75% nhập khẩu của Indonesia từ Ukraine là ngũ cốc, theo đó Ukraine trở thành nhà cung cấp lớn nhất với 2,96 triệu tấn, tiếp theo là Argentina và Australia.Lạm phát tăng caoGiá năng lượng toàn cầu tăng vọt kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine là một yếu tố khác có thể làm chậm quá trình phục hồi kinh tế của khu vực. Đông Nam Á khai thác phần lớn dầu thô từ Trung Đông và một số khu vực của châu Phi và do đó, ít bị tổn thương hơn các quốc gia khác bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga. Tuy nhiên, với việc giá dầu thô trên thị trường quốc tế tăng, tất cả các nước đều đang bị ảnh hưởng.Tác động của việc tăng chi phí dầu mỏ đang được ghi nhận trong các nhóm phụ của giá tiêu dùng, chẳng hạn như giao thông, nhà ở, điện, khí đốt và các loại nhiên liệu khác. Hậu quả của việc này khiến Indonesia, quốc gia cung cấp dầu cọ lớn nhất thế giới, áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ thô và các sản phẩm tinh chế, chẳng hạn như dầu ăn vào tháng Tư. Động thái này của Chính phủ Indonesia nhằm đảm bảo rằng người tiêu dùng trong nước không bị ảnh hưởng và giá cả các mặt hàng thiết yếu vẫn ổn định và phải chăng.Lệnh cấm đang tác động xấu đến thị trường dầu ăn toàn cầu, ảnh hưởng đến giá dầu ăn và làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát hiện có. Động thái cấm xuất khẩu dầu cọ cũng sẽ tác động đến kinh tế Indonesia. Có thể thấy, bước đi để giữ ổn định giá trong nước lại đi ngược với lợi ích thương mại của các nhà sản xuất và xuất khẩu dầu cọ, bởi Indonesia thống trị hoạt động sản xuất dầu mỡ thực vật trên thế giới với hơn 1/3 tổng tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu.Dầu và mỡ thực vật là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Indonesia, đạt 20 tỷ USD trong năm 2020, trong đó dầu cọ là mặt hàng chính. Bằng cách cấm sản phẩm mang về nhiều tiền nhất của mình, Indonesia có thể thấy vị thế thương mại xấu đi vào thời điểm đồng rupiah của nước này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng, sau khi lệnh cấm được công bố.Có thể thấy trước đại dịch, căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy sự chuyển dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Đông Nam Á, với các doanh nghiệp đang mở rộng trong khu vực.Cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine sẽ tác động đáng kể đến kinh tế toàn cầu, đồng thời sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát vốn đã tồn tại trong thời kỳ đại dịch. Đối với khu vực Đông Nam Á, sự gián đoạn của an ninh lương thực và năng lượng có thể sẽ đe dọa sự phục hồi kinh tế của khu vực này trong giai đoạn sau đại dịch.Phục hồi kinh tế ở Đông Nam Á sẽ được “điều kiện hóa” bằng cách hỗ trợ thêm cho các lĩnh vực tương ứng đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Ngoài ra, quá trình phục hồi sau đại dịch cũng sẽ phụ thuộc phần lớn vào môi trường toàn cầu. Theo đó, sự biến động đang diễn ra khiến cuộc xung đột ở Ukraine, nếu không được kiềm chế, có thể sẽ gây ra các vấn đề kinh tế nghiêm trọng hơn cho Đông Nam Á./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
ASEAN chủ trương phát triển hộ chiếu vaccine toàn cầu
06:35' - 16/05/2022
Các thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ủng hộ hội tụ công nghệ kỹ thuật số nhằm phát triển hộ chiếu vaccine được chấp nhận trên toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cam kết viện trợ 150 triệu USD cho các nước ASEAN
10:10' - 13/05/2022
Trong bữa tối ngày 12/5 trước khi khai mạc Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden đã cam kết viện trợ 150 triệu USD hỗ trợ ASEAN.
-
Đời sống
Biến đổi khí hậu đang là trở ngại lớn với hệ thống lương thực ASEAN
11:32' - 05/05/2022
Biến đổi khí hậu gây ra các tác động tiêu cực trên diện rộng đến các vấn đề nông nghiệp ở khu vực ASEAN như: chất lượng đất trồng, kiểm soát dịch hại, năng suất cây trồng...
-
Phân tích - Dự báo
Cách thức để ASEAN tận dụng cơ hội tăng trưởng mới
05:30' - 24/04/2022
Trong quá trình tái mở cửa an toàn và khôi phục kinh doanh, các nền kinh tế ASEAN cũng phải quản lý các thách thức ngày càng gia tăng và xác định cách tốt nhất để nắm bắt các cơ hội mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30'
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30'
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.