Triển vọng phương Tây gỡ bỏ trừng phạt Nga
Trang mạng của Hội đồng Đối ngoại Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) số ra mới đây có bài viết nhận định các hoạt động ngoại giao của Nga và Ukraine liên quan đến việc ký kết Hiệp ước hòa bình đã đặt ra câu hỏi về khả năng phương Tây gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Các quan chức Mỹ đã nói rằng Washington sẽ gỡ bỏ các biện pháp đã áp dụng trước đó trong trường hợp Nga ngừng hoạt động quân sự của mình. Mỹ đang cố gắng sử dụng các lệnh trừng phạt như một động cơ để thúc đẩy Nga tham gia vào các cuộc đàm phán.Logic ở đây rất đơn giản. Xung đột tiếp diễn tức là các biện pháp trừng phạt leo thang, xung đột kết thúc sẽ giúp hủy bỏ hoặc giảm thiểu các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, mô hình đơn giản và logic này có thể không hoạt động trên thực tiễn.Rất có thể Nga không tin vào việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt hoặc nghi ngờ rằng họ có thể phải đáp ứng một loạt yêu cầu chính trị mới. Kinh nghiệm lịch sử gần đây đang cho thấy lo ngại này là có cơ sở.Liệu trong trường hợp lần này, phương Tây và Nga có thể đưa các biện pháp trừng phạt vào chương trình đàm phán không? Điều này là có thể xảy ra, nhưng đòi hòi các cuộc thảo luận về chi tiết cụ thể của việc giảm leo thang trừng phạt, chứ không phải những lời hứa hoặc yêu cầu trừu tượng. Việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt có thể diễn ra tuần tự hoặc đồng thời.* Toàn cảnh các biện pháp trừng phạt NgaTrong số những lĩnh vực chính của các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, có thể chia ra như sau:Đầu tiên là các biện pháp trừng phạt Ngân hàng trung ương Nga (BoR), Bộ Tài chính và Quỹ Phúc lợi xã hội. Trong số đó là việc đóng băng các nguồn dự trữ của Nga ở Liên minh châu Âu (EU) và lời đe doạ chuyển một phần số tài sản này cho Ukraine để phục hồi các Lực lượng vũ trang và cơ sở hạ tầng.Ở đây cũng cần lưu ý việc đóng băng và nguy cơ tịch thu tài sản nhà nước Nga, tài sản của các cá nhân và tổ chức bị phong tỏa, từ tài khoản ngân hàng, bất động sản, đến du thuyền và câu lạc bộ bóng đá. Trên thực tế, đây là quá trình chuyển từ đóng băng sang thu giữ cưỡng bức. Với mức độ tham gia lớn của Nga trong kinh tế thế giới, một quá trình như vậy có thể biến thành một cuộc trưng thu tài sản nhà nước và tư nhân chưa từng có của Nga và công dân nước này ở nước ngoài.Thứ hai, các biện pháp trừng phạt tài chính đối với các ngân hàng, cơ sở hạ tầng, năng lượng và các công ty khác của Nga. Các hạn chế nổi bật ở đây là cấm giao dịch và phong toả tài sản liên quan đến một số ngân hàng và tổ chức, cấm thanh toán bằng đồng USD và hạn chế cho vay. Trong số các biện pháp trừng phạt tài chính có lệnh cấm truyền tải tin nhắn chuyển tiền cho một số tổ chức tài chính Nga.Thứ ba là các biện pháp trừng phạt ngăn chặn đối với các doanh nhân lớn của Nga. Tương tự như đối với các nhân vật chính trị-các chính trị gia cấp cao, các thành viên trong gia đình họ.Thứ tư là đóng cửa không phận, từ chối các hợp đồng cho thuê và bảo dưỡng tàu bay dân dụng. Trong lĩnh vực này, một số quốc gia còn đóng cửa cảng biển đối với các tàu của Nga.Thứ năm là các lệnh cấm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, sản phẩm sắt thép, thủy sản và các hàng hóa khác của Nga đã được áp dụng hoặc chỉ đang được lên kế hoạch.Thứ sáu, cấm đầu tư vào năng lượng Nga và các lĩnh vực khác của nền kinh tế.Thứ bảy là hạn chế xuất khẩu sang Nga nhiều loại hàng hoá bao gồm thiết bị lọc dầu, laser, thiết bị định vị, một số loại ô tô, máy tính, động cơ hàng hải và nhiều loại hàng công nghiệp và tiêu dùng khác. Đặc biệt là việc siết chặt kiểm soát xuất khẩu hàng hoá lưỡng dụng, mặc dù việc này đã tồn tại từ trước đó.
Thứ tám là lệnh cấm nhập khẩu tiền mặt bằng đồng USD và euro vào Nga, cũng như hạn chế mở tài khoản tiền gửi ở một số quốc gia khởi xướng. Thứ chín là không duy trì quan hệ thương mại bình thường với Nga và cuối cùng là thắt chặt các hạn chế về thị thực.Các biện pháp này khác nhau về chi tiết giữa các quốc gia. Ví dụ, lệnh cấm cung cấp nhiên liệu của Nga đã được đưa ra ở Mỹ, nhưng vẫn đang được thảo luận ở EU. Đồng thời, các biện pháp này cũng có thể được coi là định hướng chung trong chính sách trừng phạt của tất cả các quốc gia khởi xướng.* Sự nhượng bộ tạm thời?
Từ quan điểm thể chế, việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mới dường như vẫn là khả thi. Tại Mỹ, các biện pháp này có hiệu lực dưới dạng sắc lệnh hành pháp của Tổng thống và chỉ thị từ các cơ quan hành pháp có liên quan. Mặc dù có rất nhiều dự luật về các biện pháp trừng phạt chống Nga trong Quốc hội Mỹ, nhưng không có dự luật nào trong số đó chưa trở thành luật.Tuy nhiên, hai dự luật đã được Hạ viện thông qua đó là Dự luật H.R.6968 liên quan đến việc ngừng cung cấp nhiên liệu hoá thạch của Nga cho Mỹ và H.R.7108 - đóng băng quan hệ thương mại bình thường. Nếu những quy định này được ghi trong luật pháp Mỹ thì việc bãi bỏ chúng trên thực tế sẽ rất bất khả thi. Trường hợp tốt nhất là chúng có thể bị đình chỉ bởi các sắc lệnh của Tổng thống.Về phía Liên minh châu Âu, việc gỡ bỏ hoặc nới lỏng các biện pháp trừng phạt sẽ cần có quyết định thống nhất của Hội đồng EU. Những khác biệt có thể nảy sinh trong quá trình này, nhưng dễ dàng được thông qua hơn ở Quốc hội Mỹ. Ở Anh, cơ quan hành pháp có quyền hạn khá lớn trong việc sửa đổi chế độ trừng phạt.Do đó về mặt kỹ thuật, mức giảm đáng kể các biện pháp trừng phạt là hoàn toàn có thể xảy ra. Tóm lại, việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt phần lớn là khả thi mà không có sự trì hoãn không cần thiết.
Tuy nhiên, ngay cả khi đạt được thoả hiệp giữa Nga và Ukraine, các biện pháp trừng phạt có thể vẫn được duy trì một phần hoặc toàn bộ vì lý do chính trị. Có hai yếu tố quan trọng để duy trì chúng. Đầu tiên là đường lối chính trị của lãnh đạo các quốc gia khởi xướng.Việc áp đặt các biện pháp trừng phạt, về quy luật, cho phép mang tới những thành công chính trị, trong khi việc gỡ bỏ chúng thường gây ra những chỉ trích từ phe đối lập. Nói cách khác, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt là thống nhất, trong khi việc gỡ bỏ chúng thì không.
Yếu tố thứ hai và quan trọng hơn là một nỗ lực có thể nhằm siết chặt sự nhượng bộ tối đa từ phía Nga. Bản thân các thỏa thuận có thể bao hàm một giai đoạn chuyển tiếp nhất định, trong đó các bên sẽ được yêu cầu thực hiện các nghĩa vụ của mình. Kinh nghiệm của các thoả thuận Minsk cho thấy các nghĩa vụ như vậy có thể đơn giản là không được thực hiện và điều này sẽ đóng băng các lệnh trừng phạt trong một thời gian dài.Tâm lý hoài nghi việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt cũng liên quan đến kinh nghiệm lịch sử hiện có. Ví dụ, Mỹ đã dễ dàng vi phạm Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) được ký kết vào năm 2015. Điều này liên quan việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran để đổi lấy việc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân quân sự. “Thỏa thuận hạt nhân” đã được xác nhận bởi một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo quan điểm của luật pháp quốc tế và có mức độ hợp pháp cao nhất.Tuy nhiên, vào năm 2018, cựu Tổng thống Donald Trump đã quyết định rút khỏi thỏa thuận và tái áp dụng các biện pháp trừng phạt. Cái gọi là “13 điểm” được đưa ra như một điều kiện để huỷ bỏ trừng phạt, ý nói đến những nhượng bộ đáng kể về nhiều vấn đề khác không liên quan đến chương trình hạt nhân.Trước nguy cơ bị chính quyền Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp, nhiều công ty buộc phải rời khỏi Iran. Do đó, không có gì đảm bảo rằng sau khi gỡ bỏ hoặc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Nga, “13 điểm” mới sẽ không xuất hiện.
Đồng thời, phương Tây cũng có thể thể hiện sự linh hoạt trong việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt dựa trên lợi ích kinh tế của chính họ. Một số biện pháp gây ra thiệt hại đáng kể cho chính những người khởi xướng. Rất có thể, lộ trình loại bỏ Nga ra khỏi thị trường nguyên liệu thô, cũng như hướng tới sự cô lập về công nghệ của nước này, sẽ không thay đổi.Tuy nhiên, việc giảm thiểu những thiệt hại kinh tế kinh tế của quá trình như vậy, đặc biệt là trong ngắn hạn có khả năng dẫn tới một số tiến bộ.
Trong trường hợp có một thỏa thuận về việc chấm dứt các hành động quân sự, thực tế có thể mong chờ những thay đổi trong việc nhập khẩu thép từ Nga sang EU, nới lỏng hoặc gỡ bỏ các hạn chế đối với dịch vụ hàng không dân dụng, mở cửa một phần hoặc hoàn toàn không phận, gỡ bỏ một phần kiểm soát xuất khẩu đối với “hàng xa xỉ”, khôi phục những hạn chế về thị thực đối với doanh nghiệp về thời điểm trước 24/2, trong khi vẫn duy trì những hạn chế liên quan đến quan chức.- Từ khóa :
- nga
- căng thẳng nga ukraine
- lệnh trừng phạt nga
- swift
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương năm 2022
12:24' - 05/04/2022
Ngày 5/4, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo trong đó hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương năm 2022 xuống mức 5% trong bối cảnh dịch COVID-19 cùng với xung đột tại Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Đức trước nguy cơ suy thoái nếu ngừng nhập khẩu năng lượng của Nga
18:06' - 04/04/2022
Ngày 4/4, Tổng Giám đốc điều hành ngân hàng Deutsche Bank của Đức Christian Sewing cảnh báo nước này có nguy cơ rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu ngừng nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine, EU cân nhắc gia tăng sức ép trừng phạt Nga
21:51' - 18/03/2022
Ngoại trưởng Ukraine đã thảo luận với Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell về gói trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga.
-
Kinh tế Thế giới
EU nhất trí bổ sung các biện pháp trừng phạt Nga
18:57' - 09/03/2022
Liên minh châu Âu (EU) nhất trí bổ sung một số quan chức và những người có ảnh hưởng tại Nga vào danh sách trừng phạt, siết chặt quy định về chuyển tiền điện tử và lĩnh vực hàng hải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Các lệnh trừng phạt Nga ảnh hưởng thế nào đến lĩnh vực hàng không vũ trụ quốc tế?
15:41' - 07/03/2022
Cuối tuần trước Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) đã ra thông báo dừng các vụ phóng tên lửa Soyuz từ sân bay vũ trụ Kourou ở Guiana, một tỉnh hải ngoại thuộc Pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường Nam Mỹ và những cơ hội mới
06:30'
Khu vực Nam Mỹ đang trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Đức. Điều này một phần xuất phát bởi chính sách cô lập mới của nước Mỹ trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Liệu đồng euro có thể thay thế USD để trở thành đồng tiền toàn cầu?
05:30'
Để đồng euro có thể mở rộng vị thế là đồng tiền thế giới thay thế cho USD, EU cần một chính sách tài khóa phối hợp và một hệ thống để giảm thiểu các cú sốc kinh tế hoặc địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức nghiêm trọng đối với ngành hoá chất của Bỉ
06:30' - 20/05/2025
Ngành công nghiệp dược phẩm và hóa chất của Bỉ, một trụ cột kinh tế của quốc gia này, đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng khi lần đầu tiên sau một thập kỷ ghi nhận sự sụt giảm việc làm.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận "đình chiến" giữa Mỹ và Trung Quốc: Lo ngại vẫn hiện hữu
05:30' - 20/05/2025
Kênh CNBC cho biết, ngay khi các biện pháp thuế quan được chính phủ hai nước Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã nhanh chóng tăng lượng đặt hàng từ các nhà máy Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Quan hệ Canada-Mỹ: Tầm nhìn dài hạn
06:30' - 19/05/2025
Chuyến thăm của Thủ tướng Mark Carney tới Washington đánh dấu một khởi đầu tích cực.
-
Phân tích - Dự báo
Câu chuyện về phát triển năng lượng hạt nhân tại Philippines
05:30' - 19/05/2025
Theo trang mạng Fulcrum, Philippines đang ngày càng quan tâm đến việc phát triển năng lượng hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài cuối: Những động lực quan trọng
06:30' - 18/05/2025
Cho đến nay, EU chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ khảo sát địa chất tại Zambia. Nhiều đối tác quốc tế khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 3: Quan hệ đối tác chưa hoàn thiện
06:30' - 18/05/2025
Zambia có chính xác những gì châu Âu đang tìm kiếm ở các đối tác nguyên liệu thô: nhiều loại nguyên liệu thô quan trọng, một hệ thống dân chủ và sự ổn định chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Những biến số của thị trường vàng thế giới năm 2025
05:30' - 18/05/2025
Sự tăng giá mạnh của vàng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, chủ yếu là từ rủi ro liên quan đến thuế quan của Mỹ, căng thẳng địa chính trị, sự biến động của thị trường chứng khoán và đồng USD yếu đi.