Triển vọng tăng trưởng phụ thuộc lớn vào tốc độ và quy mô tiêm vaccine
Tại buổi trao đổi này, các chuyên gia nhận định, triển vọng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc lớn vào tốc độ và quy mô tiêm vaccine; hiệu quả, phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống dịch bệnh; hiệu quả thực chất của các gói hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng. Nợ xấu tiếp tục tích lũy và có thể tăng mạnh khi vượt ngưỡng chịu đựng của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân tiềm tàng gây ra rủi ro cho hệ thống tài chính trong thời gian sau dịch. Do vậy, cần chuẩn bị các tình huống cực đoan để chủ động đối phó, tránh rối loạn và bất nhất như thời gian qua.Theo TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam, thời gian vừa qua, tốc dộ tiêm chủng chậm khiến Việt Nam bị lỡ nhịp hồi phục trong năm 2021, có thể dẫn tới mất lợi thế tương đối. Mức độ tiêm phủ vaccine của Việt Nam so với thế giới ở mức tương đối thấp. Hiện nay, sự bùng phát dịch lặp lại trong năm đã làm nền kinh tế bị đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng, xáo trộn thị trường lao động, doanh nghiệp nội địa bị tổn thương rất nặng nề. Cùng với đó, các động thái địa chính trị và diễn biến kinh tế thế giới có thể tăng rủi ro cho yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như giá nguyên liệu. “Kết quả tăng trưởng của 9 tháng năm 2021 chưa thực sự phản ánh hết những khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là đối với khu vực phi chính thức. Sức đề kháng của doanh nghiệp đang suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là tại khu vực phía Nam”, ông Nguyễn Đức Thành nói.Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh - Chuyên gia Kinh tế Vĩ mô; Trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Kinh tế trưởng VESS, thời gian qua, do tác động của dịch bệnh nên sức cầu yếu, không lưu thông được hàng hóa… Dù vậy, nguy cơ lạm phát vẫn tương đối lớn.
Lý giải vấn đề này, PGS. TS. Phạm Thế Anh cho hay, trước sau gì, chi phí sản xuất cũng sẽ phản ánh vào giá đầu ra sản phẩm, từ xăng dầu, logistics, chi phí phòng chống dịch bệnh, doanh nghiệp đang gánh chịu rất lớn. Khi hoạt động xã hội trở lại, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, những yếu tố đó sẽ tác động vào giá cả và sức ép lên lạm phát. Dự báo, giá thực phẩm lương thực cuối năm có thể sẽ tăng trở lại, do những khó khăn về tăng nguồn cung như tái đàn, mưa bão,… trong khi nhu cầu tăng về cuối năm.
Ông Nguyễn Đức Thành cho hay, dự báo tăng trưởng năm 2021 ở kịch bản cao khi cả nước thống nhất được các biện pháp thích ứng với dịch bệnh và đảm bảo sản xuất lưu thông hoàng hóa, không bị đứt gãy từ quý IV năm nay. Các hoạt động sản xuất tiêu dùng được phục hồi, tiêm chủng được mở rộng ra các tỉnh trong những tháng cuối năm. Như vậy, tăng trưởng GDP có thể đạt dưới 2%, khoảng 1,8%.
Tuy nhiên, ở kịch bản thấp, khi chính sách chưa có sự đồng bộ ở các địa phương, trung ương và bệnh dịch tái phát ở một số địa phương làm cho việc lưu thông khó khăn. Doanh nghiệp khó có kế hoạch sản xuất, các đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do đứt gãy cung ứng, thiếu hụt lao động, chi phí tăng cao đầu vào...
“Với kịch bản này, tăng trưởng GDP có thể chỉ ở mức 0,2%, dù không ở mức tăng trưởng âm, nhưng đây là mức rất thấp. Chỉ một vài tuần nữa thôi, thông qua các diễn biến kinh tế, chống dịch, chúng ta sẽ nhìn thấy kịch bản nghiêng về bên nào”, ông Nguyễn Đức Thành nói. Ông Nguyễn Đức Thành cho hay, để đảm bảo tăng trưởng ở kịch bản cao, nhà nước đặt ưu tiên đẩy nhanh tiến độ và quy mô tiêm chủng về các địa phương; khai thông đi lại và lưu thông hàng hóa; thực hiện các gói tài khóa tập trung vào củng cố hạ tầng, trang thiết bị y tế, y bác sĩ, đồng thời hỗ trợ người lao động mất việc đặc biệt trong khu vực phi chính thức. Đặc biệt, cần yêu cầu lãnh đạo tỉnh thực hiện đầy đủ nghĩa cụ tiếp nhận người lao động trở lại địa phương trên toàn quốc. Việc tiếp nhận trở lại địa phương là nghĩa vụ mà Việt Nam thực hiện rất tốt. Với các chính sách tiền tệ, có thể đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế nhưng cần có biện pháp kiểm soát tăng trưởng cung tiền quanh mức 10%, đi kèm các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải. Việc huy động nguồn lực xã hội cần thống nhất thực hiện thông qua công cụ lãi suất và các cơ chế đã có trên thị trường tài chính, mà đối tượng điều hành duy nhất là tiền đồng Việt Nam.../.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WB giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam xuống còn từ 2 - 2,5%
15:39' - 13/10/2021
Theo WB, GDP năm 2021 của Việt Nam hiện được ước tính tăng trưởng với tốc độ từ 2% đến 2,5%, thấp hơn đáng kể so với mức dự báo 4,8% mà WB công bố hồi tháng 8/2021
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Thống kê: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP ở mức cao nhất
12:14' - 29/09/2021
Khi nhu cầu thế giới trong những tháng cuối năm đang có xu hướng tăng cao, sẽ là cơ sở để Việt Nam phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất có thể trong bối cảnh vẫn phải phòng chống dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10' - 03/07/2025
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20' - 03/07/2025
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.