Tổng cục Thống kê: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP ở mức cao nhất
Trong quý IV, nếu giải quyết được vấn đề kiểm soát dịch bệnh, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công làm vốn mồi cho nền kinh tế, sớm khơi thông những bế tắc trong lưu thông hàng hóa, thúc đẩy luồng tài chính vận hành thông suốt và hiệu quả... thì khả năng sản xuất phục hồi và bứt phá mạnh ở một số nhóm ngành. Đặc biệt khi nhu cầu thế giới trong những tháng cuối năm đang có xu hướng tăng cao, sẽ là cơ sở để Việt Nam phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất có thể trong bối cảnh vẫn phải phòng chống dịch COVID-19.
Để hiểu rõ hơn, về bức tranh kinh tế những tháng cuối năm 2021, Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương xung quanh nội dung này. Phóng viên: Xin bà cho biết một số nét đặc trưng về tình hình kinh tế quý III và 9 tháng năm 2021? Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Tiếp nối kết quả đã đạt được của năm 2020, những tháng đầu năm 2021, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định và bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh chóng, nguy hiểm tại nhiều địa phương ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, với sự quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp và lực lượng tuyến đầu chống dịch đã tập trung nguồn lực chăm lo sức khỏe, bảo vệ tính mạng của nhân dân, nỗ lực đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, kinh tế Việt Nam trong quý III/2021 gặp nhiều khó khăn. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. GDP 9 tháng năm nay chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước, tuy đạt mức tăng thấp nhưng là thành công lớn của Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch trong đại dịch. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%... Phóng viên: Trong quý III/2021, đại dịch COVID-19 đã diễn biến phức tạp, khó lường khiến cho các trung tâm kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Xin bà cho biết tình hình này tác động thế nào tới khu vực doanh nghiệp? Tổng cục Thống kê có kiến nghị gì để vực dậy khu vực này trở lại hoạt động trong thời gian tới?Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Nhìn một cách tổng thể, khu vực doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Sau 4 lần dịch bùng phát, bản thân các doanh nghiệp cũng rất chủ động ứng phó với dịch COVID-19 nhưng tiềm lực và sức chống chịu có hạn do đa phần doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Lượng doanh nghiệp này chiếm đến 98% tổng số doanh nghiệp.
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ, sức chống đỡ giảm dần. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng năm 2021 có thể cho thấy các doanh nghiệp chưa lạc quan trong thời gian ngắn hạn, mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến khu vực doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là trong 9 tháng năm nay, bên cạnh số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động khá lớn thì số doanh nghiệp thành lập mới cũng gần tương đương, bằng khoảng 94,7% doanh nghiệp ngừng hoạt động cho thấy sự “xoay xở” tốt của một số doanh nghiệp. Với tình hình khó khăn hiện nay, Tổng cục Thống kê đề xuất một số giải pháp cấp bách hiện nay để cứu doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang trong tâm dịch phía Nam. Đó là Chính phủ ưu tiên phòng chống dịch hiệu quả, dập dịch sớm nhất có thể. Đặc biệt là quan tâm phòng chống dịch hiệu quả cho doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp để sớm khôi phục lại sản xuất kinh doanh, thu hút lao động; đồng thời hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp nhanh chóng nối lại chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy. Chính phủ tiếp tục duy trì các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp như hỗ trợ giãn, hoãn, miễn giảm thuế, hỗ trợ lãi suất, chi phí cho người lao động phải nghỉ việc, thất nghiệp... Điều hành lãi suất linh hoạt, hạ lãi suất phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi, phí; linh hoạt thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng tại các ngân hàng thương mại, thúc đẩy tín dụng tiêu dùng. Cùng với đó, Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khu vực này tiếp cận được nguồn lực tài chính cần thiết vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất. Thực hiện miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong mọi ngành nghề, địa bàn, các hình thức, phương pháp khai thuế, nộp thuế… Phóng viên: Giãn cách xã hội kéo dài tại các địa phương là trung tâm công nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Do vậy đã có hiện tượng đơn hàng xuất khẩu chuyển sang nước khác. Theo bà thực trạng khó khăn và các giải pháp hỗ trợ khu vực công nghiệp quan trọng này để phục hồi tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2021 ra sao? Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Mặc dù là ngành công nghiệp quan trọng, có đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế, nhưng trong quý III/2021 tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo không thoát khỏi ảnh hưởng của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư. Cụ thể quý III ngành này tăng trưởng âm (- 4,6%) so với cùng kỳ năm trước; trong đó tháng 7 tăng 0,7%; tháng 8 giảm 9,3% và ước tính tháng 9 giảm 4,9%. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang gặp nhiều khó khăn từ nguồn cung sản phẩm đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra và thiếu hụt lao động sản xuất kinh doanh. Để hỗ trợ và duy trì sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong thời gian tới, các doanh nghiệp thực hiện một số giải pháp. Đó là các doanh nghiệp nói chung; trong đó có doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo cần chủ động xây dựng kịch bản, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cụ thể, phù hợp với mức độ và tính chất phức tạp của dịch bệnh trong từng thời điểm. Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược tiêm phòng vaccine cho toàn bộ lao động để không xảy ra các ca lây nhiễm làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh. Các địa phương cũng cần chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo theo quy mô lớn hơn, đủ sức chống đỡ dịch bệnh và các cú sốc từ bên ngoài. Các địa phương xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung để tạo cụm liên kết ngành; phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu nhằm tự chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giảm phụ thuộc nguồn nhập khẩu, nâng cao vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Cùng với đó, các địa phương phối hợp phát triển mạnh các vùng sản xuất, các khu công nghiệp, khu kinh tế để chủ động hơn nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước; đề xuất các chính sách ưu đãi phù hợp, trước hết là đối với ngành dệt may, da giày và các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19; có cơ chế khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước thay thế nhập khẩu. Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong nước cần phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp FDI đa quốc gia như Samsung, Toyota... để tìm kiếm các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước đủ khả năng sản xuất thay thế nguồn nhập khẩu trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật, nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ, nhằm hình thành mạng lưới kết nối các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến ngành công nghiệp, hình thành chuỗi cung ứng trong nước… Phóng viên: Giãn cách xã hội gây hệ lụy không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, với vai trò là cơ quan tham mưu, xin bà cho biết kịch bản phục hồi kinh tế của Tổng cục Thống kê trong quý tới như thế nào? Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Dưới tác động nặng nề của dịch COVID-19, GDP quý III đã giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP đến nay; ngoại trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực duy nhất đạt tăng trưởng dương 1,04%, các khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ giảm lần lượt 5,02% và 9,28% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay, tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mức 1,42%. Tuy không đạt như kỳ vọng nhưng trong bối cạnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguy hiểm thì mức tăng trưởng này là nỗ lực lớn của toàn hệ thống chính trị, nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp và lực lượng tuyến đầu chống dịch. Kinh tế Việt Nam đã đi được 3/4 chặng đường, với mức tăng trưởng 9 tháng này, khả năng đạt mục tiêu kế hoạch năm 2021 là không còn khả thi. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn cơ hội để cải thiện mức tăng trưởng hiện tại nếu sớm đạt được những thành quả tích cực hơn trong phòng chống dịch bệnh. Hiện nay, công tác phòng chống dịch vẫn đang được triển khai quyết liệt và nghiêm ngặt; chiến dịch tiêm chủng toàn dân cũng đã và đang bao phủ khá rộng, mục tiêu hướng tới 70% dân số sẽ được tiêm đủ 2 mũi đến giữa năm 2022 giúp Việt Nam có thể kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh; nhanh chóng thiết lập trạng thái bình thường mới cho hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, thái độ và ý thức của người dân trong phòng tránh dịch bệnh cũng là nhân tố quan trọng để đạt được bước tiến cao hơn trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Trong quý IV, nếu giải quyết được vấn đề kiểm soát dịch bệnh, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công làm vốn mồi cho nền kinh tế, sớm khơi thông những bế tắc trong lưu thông hàng hóa, thúc đẩy luồng tài chính vận hành thông suốt và hiệu quả, triển khai kịp thời các gói tài chính kích thích sản xuất, chớp thời cơ tận dụng cơ hội từ đà phục hồi thương mại, đầu tư và kinh tế thế giới... thì khả năng sản xuất phục hồi và bứt phá mạnh ở một số nhóm ngành. Cụ thể là các ngành nông nghiệp, thủy sản, chế biến chế tạo, thương mại, vận tải, kho bãi; lưu trú ăn uống... Đặc biệt khi nhu cầu thế giới trong những tháng cuối năm đang có xu hướng tăng cao, Việt Nam sẽ có điều kiện phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất có thể trong bối cảnh vẫn phải phòng chống dịch COVID-19./. Phóng viên: Xin cám ơn bà!Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
NABE hạ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2021 xuống 5,6%
11:32' - 29/09/2021
Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE) ngày 28/9 đã hạ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2021, do sự lây lan mạnh mẽ biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.
-
Ngân hàng
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Indonesia năm 2021
09:22' - 29/09/2021
WB dự báo nền kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng 5,2% vào năm 2022, và 5,1% vào năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống 7,8%
14:45' - 28/09/2021
Ngân hàng Goldman Sachs vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 từ 8,2% xuống 7,8%, do tình trạng thiếu năng lượng và sản lượng công nghiệp giảm mạnh gây ra "áp lực giảm đáng kể".
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng cơ hội thu hút FDI để tăng trưởng kinh tế
12:14' - 27/09/2021
Việc dịch chuyển nhà xưởng ra khỏi một quốc gia để thiết lập nhà xưởng sản xuất tại một quốc gia khác là rất phức tạp. Vì vậy, trước mắt các doanh nghiệp FDI vẫn chưa dịch chuyển ra khỏi Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo hồi phục bấp bênh
18:46' - 21/09/2021
Ngày 21/9, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cảnh báo tiến trình phục hồi kinh tế thế giới đang diễn ra không chắc chắn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45'
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36'
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26'
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03'
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30'
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.