WB giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam xuống còn từ 2 - 2,5%
Ngày 13/10, Ngân hàng Thế giới (WB) cập nhật bản tin về Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 10 năm 2021. Theo đó, WB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021, ước tính vào khoảng từ 2 - 2,5%.
Theo tính toán của WB, GDP quý III/2021 của Việt Nam đã giảm 6,2% so cùng kỳ năm 2020, mức giảm mạnh nhất kể từ khi Việt Nam công bố GDP theo quý. Với mức suy giảm sâu này và phụ thuộc vào mức độ mạnh mẽ của quá trình phục hồi kinh tế trong quý IV/2021, GDP năm 2021 hiện được ước tính tăng trưởng với tốc độ từ 2% đến 2,5%, thấp hơn đáng kể so với mức dự báo 4,8% mà WB công bố hồi tháng 8/2021.
WB cũng cho biết, tình hình thị trường lao động của Việt Nam hiện cũng xấu đi đáng kể, thể hiện tác động kinh tế bất lợi của đợt cách ly xã hội kéo dài tại các trung tâm kinh tế lớn.
Với số lượng ca nhiễm COVID-19 mới bắt đầu giảm, Hà Nội và một số địa phương khác đã nới lỏng những quy định hạn chế nghiêm ngặt giúp cho mức độ đi lại, chỉ số sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đang dần được hồi phục, mặc dù vậy, các chỉ số này vẫn đạt mức tăng trưởng thấp hơn so với cách đây một năm.
Trong khi cán cân thương mại hàng hóa đang dần được cải thiện do tăng trưởng nhập khẩu chậm lại thì số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lại tăng lên vào tháng thứ ba liên tiếp. Điều này thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào tiềm năng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.
Lạm phát vẫn ở mức thấp trong bối cảnh nhu cầu trong nước còn yếu, trong khi tiền đồng tiếp tục tăng giá danh nghĩa trên thị trường chính thức trong nước. Tăng trưởng tín dụng giảm tốc do cầu tín dụng suy yếu vì các hoạt động kinh tế chững lại, nhưng vẫn tương đương với các mức trước đại dịch nhờ ngân hàng tiếp tục cung cấp vốn vay ưu đãi và cơ cấu lại thời hạn trả nợ để hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch.
Mặc dù bội chi của nền kinh tế Việt Nam trong tháng 9/2021, chủ yếu do thu ngân sách giảm mạnh nhưng cân đối ngân sách 9 tháng vẫn bội thu. Việc nối lại các hoạt động kinh tế sau giai đoạn cách ly xã hội kéo dài đang phải đối mặt với một số trở ngại như có thể thấy qua kinh nghiệm các nước khác trên thế giới. Tái khởi động các nhà máy sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ có thể gặp phải vấn đề thiếu hụt lao động và sản phẩm.
Do đó, để tháo gỡ những nút thắt về logistics, WB khuyến nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh tiến trình xét nghiệm và tiêm chủng phủ rộng; đồng thời, khuyến khích và ưu tiên việc dịch chuyển lao động.
Các cấp có thẩm quyền cũng nên áp dụng chính sách tài khóa mở rộng và sử dụng các công cụ tài khóa khác nhau trong khả năng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi; trong đó, nên giảm sự cứng nhắc về thủ tục hành chính trong việc chi thường xuyên để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công; mở rộng phạm vi đối tượng thụ hưởng chính sách để đảm bảo các chính sách an sinh xã hội tiếp cận được tới các hộ gia đình và khu vực lao động chính thức cũng như phi chính thức, giúp họ vượt qua khó khăn để có thể quay lại làm việc./.
- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- lạm phát
- GDP
- WB
- COVID-19
- tăng trưởng kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,8%
17:42' - 24/08/2021
Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến đạt 4,8% năm 2021, dù nền kinh tế đã ghi nhận những kết quả vững chắc trong nửa đầu năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
WB cảnh báo tiếp tục nguy cơ thu hẹp sản xuất do dịch COVID-19
21:49' - 12/06/2021
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 đã làm số ca nhiễm bệnh tăng mạnh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát ở Việt Nam từ đầu năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đánh giá cao sáng kiến Quỹ vaccine phòng COVID-19
13:19' - 06/06/2021
Theo Ts Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, việc huy động các nguồn lực để nâng cao khả năng tiếp cận vaccine COVID-19 của Việt Nam rất kịp thời, phù hợp với sáng kiến vaccine toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
WB đánh giá về kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2021
16:16' - 16/03/2021
WB đánh giá những biện pháp ứng phó kịp thời của Chính phủ Việt Nam đã giúp nhanh chóng kiểm soát đợt bùng phát dịch COVID-19 vào cuối tháng 1/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
LGIM cảnh báo giai đoạn "xanh hóa" nhiều khó khăn cho giới đầu tư
08:06'
Quỹ quản lý đầu tư chung và pháp lý (LGIM), nhà quản lý tài sản lớn nhất Vương quốc Anh, mới đưa ra cảnh báo các doanh nghiệp và thị trường tài chính.
-
Ý kiến và Bình luận
Sở Quy hoạch và Kiến trúc Tp. HCM thông tin thêm về đề xuất lắp mái che tại đường Lê Lợi
20:52' - 30/03/2023
Hệ thống mái che được đơn vị nghiên cứu dựa trên tổng thể chung để đồng bộ khu vực tiếp nối quảng trường chợ Bến Thành và đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ, kết nối thành một dải phố đi bộ.
-
Ý kiến và Bình luận
EU thống nhất nâng mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030
20:38' - 30/03/2023
Các nhà đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận chính trị đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn để mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo đến năm 2030.
-
Ý kiến và Bình luận
Các chuyên gia dự báo kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay
10:37' - 30/03/2023
Các chuyên gia dự đoán kinh tế Mỹ sẽ rơi vào giai đoạn suy thoái trong năm 2023 và đối mặt với tình trạng lạm phát cao vào năm 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO cam kết nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lương thực
07:52' - 30/03/2023
Các quốc gia thành viên WTO đã cam kết tăng cường nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lương thực nghiêm trọng.
-
Ý kiến và Bình luận
IRENA: Đầu tư vào năng lượng tái tạo cần tăng mạnh
07:37' - 30/03/2023
Đầu tư vào công nghệ năng lượng tái tạo cần phải tăng lên khoảng 5.000 tỷ USD mỗi năm mới có thể đáp ứng mục tiêu chính của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhật Bản có thể thiếu hơn 10 triệu lao động vào năm 2040
08:53' - 29/03/2023
Viện nghiên cứu Recruit Works Institute dự báo Nhật Bản có thể thiếu hơn 10 triệu lao động vào năm 2040.
-
Ý kiến và Bình luận
WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030
07:08' - 29/03/2023
Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo trung bình tiềm năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2022-2030 sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ là 2,2% mỗi năm.
-
Ý kiến và Bình luận
UNCTAD: Các nước Thái Bình Dương cần sẵn sàng chuyển đổi kỹ thuật số và số hóa
07:56' - 28/03/2023
UNCTAD đã tổ chức hội thảo ở Fiji nhằm khuyến khích các nước Thái Bình Dương sẵn sàng thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số và số hóa để mở ra những cơ hội mới cho tăng trưởng và thịnh vượng ở khu vực.