Triều Tiên nhấn mạnh "không có ý định" ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ
Quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 7/7 tuyên bố nước này "không có ý định" ngồi vào bàn đàm phán trực tiếp với Mỹ, đồng thời hối thúc Hàn Quốc "chấm dứt can thiệp" vào các vấn đề của Bình Nhưỡng.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun chuẩn bị đến Hàn Quốc để thảo luận việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Triều Tiên.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đăng tải tuyên bố trên của Vụ trưởng Vụ các vấn đề Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên - ông Kwon Jong-gun, nhấn mạnh: "Nói rõ một lần nữa, chúng tôi không có ý định ngồi trực diện với Mỹ".
Theo đó, ông Kwon khẳng định lại tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui ngày 4/7 nêu rõ Triều Tiên thấy không cần thiết tiến hành một hội nghị thượng đỉnh mới với Mỹ. Thứ trưởng Choe cáo buộc Washington lợi dụng đối thoại với Bình Nhưỡng phục vụ mục đích chính trị trong nước Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên đưa ra tuyên bố trên vài ngày sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đề nghị nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp lại nhau trước khi Mỹ tiến hành bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Chỉ trích đề xuất trên của Tổng thống Hàn Quốc, ông Kwon Jong-gun nhấn mạnh "đã đến lúc Seoul phải chấm dứt can thiệp vào các vấn đề của người khác", đồng thời cho rằng Seoul "dường như chưa bỏ được thói quen xấu này".
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có 3 lần gặp thượng đỉnh trong các năm 2018 và 2019, song đàm phán giữa Washgington và Bình Nhưỡng về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên đình trệ kể từ cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hồi tháng 2/2019 không đạt thỏa thuận.
Thứ trưởng Ngoại giao Stephen Biegun - đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Triều Tiên, dự kiến sẽ đến Seoul tối 7/7 để hội đàm với các quan chức Hàn Quốc về các cách thức nối lại đàm phán với Bình Nhưỡng.
Trong một phát biểu tuần trước, ông Biegun cho biết Mỹ và Triều Tiên đã từng "đạt được tiến bộ đáng kể", nhưng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã gây trở ngại cho việc tiến hành hội nghị thượng đỉnh song phương tiếp theo trước khi Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ông Stephen Biegun cũng dự định đến Nhật Bản, có thể vào ngày 9/7 tới. Nếu diễn ra, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ tới Nhật Bản kể từ tháng 3/2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu lây lan ở Nhật Bản.
Nhật báo Yomiuri dẫn lời một số quan chức Chính phủ Nhật Bản cho biết ông Biegun dự kiến trong khuôn khổ chuyến thăm sắp tới sẽ gặp Thứ trưởng Ngoại giao Takeo Akiba để thảo luận về tình hình Triều Tiên, trong đó Biegun sẽ chia sẻ về kết quả chuyến thăm Hàn Quốc và tái khẳng định sự hợp tác với Nhật Bản trong các vấn đề về Triều Tiên.
Bên cạnh đó, hai bên sẽ trao đổi quan điểm về tình hình tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) liên quan Luật An ninh Quốc gia mà Trung Quốc mới ban hành./.
>>Mỹ tiếp tục để ngỏ cánh cửa ngoại giao với Triều Tiên
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên hồi đáp gì với gợi ý đàm phán của Mỹ?
20:45' - 04/07/2020
Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui cho biết Triều Tiên cảm thấy chưa cần tiến hành đàm phán trực tiếp với Mỹ vào thời điểm này.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức diễn đàn về hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên
16:33' - 30/06/2020
Diễn đàn thường niên về cách thức thúc đẩy hòa giải liên Triều và kiến tạo nền hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ hậu dịch COVID-19 đã diễn ra vào ngày 30/6 tại Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48'
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30'
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.