Trình "Đề án thống kê kinh tế chưa được quan sát" trong quý I/2018
Theo đó, dự kiến trong quý I/2018, Đề án này sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương cho biết, trên cơ sở nghiên cứu ban đầu, Bộ đã xây dựng Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát và hiện đang xin ý kiến các bộ ngành liên quan về Đề án này.
Và theo Đề án, Bộ sẽ phải làm rõ thế nào là khu vực kinh tế chưa được quan sát, đây là một khái niệm bao gồm 5 thành tố.
Thành tố thứ nhất bao gồm các hoạt động kinh tế ngầm là những hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng bị giấu diếm có chủ ý, nhằm tránh phải nộp thuế (thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng), tránh đóng bảo hiểm xã hội, tránh thực hiện các quy định của Nhà nước, ví dụ như về mức lương tối thiểu, số giờ làm việc tối đa, điều kiện sức khỏe cho người lao động…, tránh thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính cũng như thực hiện báo cáo tài chính, báo cáo thống kê.
Thành tố thứ hai là các hoạt động kinh tế bất hợp pháp, bao gồm các hoạt động kinh tế bị pháp luật cấm, ví dụ như sản xuất, buôn bán ma túy, mại dâm, buôn người… Các hoạt động kinh tế không bị pháp luật cấm nhưng do các nhà sản xuất trái phép thực hiện cũng thuộc vào các hoạt động kinh tế bất hợp pháp.
Thành tố thứ 3 là hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ với mục tiêu cơ bản là tạo công ăn việc làm, thu nhập cho những người thực hiện hoạt động kinh tế đó. Các hoạt động này thường hoạt động quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất đơn giản, ít có phân định rõ ràng giữa lao động và vốn của cơ sở kinh doanh với hộ gia đình. Mối quan hệ giữa người lao động và sử dụng lao động dựa trên nền tảng tạm thời, gia đình chứ không dựa trên hợp đồng chính thức.
Thành tố thứ 4 là hoạt động kinh tế hộ gia đình, tự sản tự tiêu của hộ gia đình bao gồm các hoạt đông sản xuất của hộ gia đình tạo ra sản phẩm để tự tiêu dùng và tích lũy cho chính những thành viên trong gia đình (như trồng trọt, chăn nuôi, hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất khác phục vụ nhu cầu trong hộ gia đình), các hoạt động xây nhà để ở, tự sửa chữa nhà, tự tích lũy tài sản cố định khác, hoạt động giúp việc cho gia đình.
Bên cạnh đó, cần lưu ý một số hoạt động do hộ gia đình tự làm để phục vụ đời sống hằng ngày không được coi là hoạt động phi kinh tế (như nấu cơm, lau nhà, giặt quần áo…). Tuy nhiên, nếu những việc này được thực hiện bằng hình thức thuê người ngoài làm thì được tính là hoạt động kinh tế phi chính thức.
Thành tố thứ 5 là hoạt động kinh tế bị bỏ sót do chương trình thu thập dữ liệu cơ bản, bao gồm cả các hoạt động kinh tế đáng lý phải thu thập thông tin nhưng bị bỏ sót trong quá trình thu thập số liệu do điều tra không bao phủ đầy đủ phạm vi hoặc đối tượng điều tra không hợp tác…
Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương cũng cho biết, cụ thể với mức độ quan sát được hoặc chưa được quan sát của các hoạt động kinh tế của các thành tố nêu trên ở Việt Nam sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cụ thể Chính phủ trong thời gian tới./.
>>> Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngành Thống kê nâng cao tính dự báo
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Những con số "biết nói" của ngành thống kê giúp Chính phủ điều hành nền kinh tế
14:49' - 22/01/2018
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành thống kê nâng cao tính dự báo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thống kê...
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ trình Thủ tướng đề án thống kê khu vực kinh tế ngầm và kinh tế phi pháp
16:51' - 15/01/2018
Năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát như kinh tế ngầm; kinh tế phi pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định minh bạch, công khai về hoạt động kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng
21:10' - 05/06/2023
Trong ngày làm việc 5/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về 3 dự án Luật: Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi ý kiến của đại biểu Quốc hội về vấn đề sách giáo khoa
20:51' - 05/06/2023
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản trao đổi, làm rõ ý kiến của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng về một số nội dung liên quan đến sách giáo khoa.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản
20:49' - 05/06/2023
Ngày 5/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 643/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định CEPA: Đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, thương mại Việt Nam-UAE
20:37' - 05/06/2023
Ngày 5/6, Đoàn do Quốc vụ khanh phụ trách ngoại thương của Bộ Kinh tế UAE Thani Ahmed Al Zeyoudi đã sang Việt Nam để thảo luận về phương hướng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng
18:52' - 05/06/2023
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 5/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thay thành viên Tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra
18:47' - 05/06/2023
Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, rà soát, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai đã ký quyết định về thay đổi thành viên Tổ công tác này.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng phiên chất vấn góp phần tháo gỡ những vấn đề “sát sườn” với người dân
17:28' - 05/06/2023
Trao đổi bên lề phiên họp Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng, qua các kỳ họp, nội dung các phiên chất vấn càng ngày càng được đông đảo cử tri theo dõi và đặc biệt quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN và hãng thông tấn Bulgaria tăng cường hợp tác
16:58' - 05/06/2023
Từ ngày 1-5/6, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Đoàn Thị Tuyết Nhung đã có cuộc trao đổi làm việc với Tổng Giám đốc BTA Kiril Valchev.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An tháo gỡ vướng mắc các dự án giao thông quan trọng
16:11' - 05/06/2023
Tỉnh Nghệ An đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn bố trí năm 2023 cho các dự án giao thông, đảm bảo tỷ lệ giải ngân đạt 100%.