Trung Đông-Bắc Phi trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung ngũ cốc do xung đột Nga-Ukraine
Báo The Arab Weekly vừa đăng bài phân tích nhận định rằng việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine có nguy cơ làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu nhiều mặt hàng như ngũ cốc và hạt tinh dầu từ cả hai nước này sang các khu vực khác trên thế giới, trong đó có Trung Đông và Bắc Phi.
Ngoài ra, kịch bản phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Moskva có thể tác động hơn nữa đến nguồn cung năng lượng và kim loại.
Các nhà phân tích của Ngân hàng Commerzbank (Đức) đánh giá: “Nếu những lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến giao dịch thanh toán của các ngân hàng Nga và có thể bao gồm cả gói bảo hiểm cho hoạt động chuyển giao dầu khí của Nga, không loại trừ tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ xảy ra”.Xuất khẩu hàng hóa của Nga có thể bị gián đoạn do khách hàng không thể mở thư tín dụng từ các ngân hàng phương Tây để chi trả cho những giao dịch mua bán này.
Đáng chú ý, Nga và Ukraine là những nhà cung cấp lúa mỳ chủ chốt, chiếm 29% tổng khối lượng xuất khẩu toàn cầu, trong đó phần lớn lượng hàng hóa này vận chuyển qua các cảng ở Biển Đen tới những khách hàng lớn ở Trung Đông-Bắc Phi như Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.Ukraine là một trong bốn nhà xuất khẩu ngô hàng đầu thế giới, với khối lượng xuất khẩu trung bình 4,5 triệu tấn/tháng cho các khách hàng quan trọng như Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Nga và Ukraine cũng chiếm khoảng 80% lượng dầu hướng dương xuất khẩu trên quy mô toàn cầu.Cuộc xung đột Nga-Ukraine là một tác nhân khiến dầu thô tăng giá vượt ngưỡng 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014, trong khi giá lúa mỳ tăng lên mức cao nhất trong hơn 9 năm qua, còn giá ngô vươn tới mức đỉnh của 8 tháng.
* Hệ lụy khi Ukraine đóng cảng biểnUkraine đã đình chỉ hoạt động vận tải thương mại tại các cảng của nước này sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang, làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung ngũ cốc và hạt tinh dầu. Trước đó, Nga đã ra lệnh đóng cửa Biển Azov đối với các tàu thương mại cho đến khi có thông báo mới, song vẫn duy trì hoạt động thương mại tại các cảng ở Biển Đen.Theo ước tính, xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine là khoảng 5-6 triệu tấn/tháng, bao gồm khoảng 4,5 triệu tấn ngô, 1 triệu tấn lúa mỳ và phần còn lại chủ yếu là lúa mạch. Các cảng xuất khẩu ngũ cốc chính của Ukraine gồm Chornomorsk, Mykolayiv, Odessa, Kherson và Yuzhny.Nhiều khách hàng nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine từ Ai Cập đã phải hủy bỏ đợt đấu thầu lúa mỳ quốc tế hôm 24/2 vừa qua trong bối cảnh họ không nhận được lời chào hàng nào của Nga hoặc Ukraine khi xung đột xảy ra.Các lực lượng Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine kể từ ngày 24/2. Một nhà giao dịch ngũ cốc tại châu Âu cho biết, diễn biến căng thẳng hiện nay khiến thị trường phải “nín thở” để chờ đợi những tín hiệu rõ ràng về tình hình căng thẳng giữa hai bên. Các cảng ở Biển Azov và Biển Đen cho đến nay dường như không bị thiệt hại theo báo cáo ban đầu của cơ quan vận tải hàng hải.
Giới thương nhân cho biết, thị trường đang đánh giá về tác động khi nhiều nhà cung cấp sẽ không thể hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng vì những lý do bất khả kháng. Tập đoàn vận tải biển Maersk ngày 24/2 cho biết họ đã tạm dừng hoạt động cập cảng ở Ukraine cho đến cuối tháng Hai này và đóng cửa văn phòng chính ở Odessa trên bờ Biển Đen vì lo ngại xung đột leo thang.Tương tự, nhà kinh doanh sản phẩm nông nghiệp toàn cầu Bunge Ltd. thông báo họ đã đóng cửa văn phòng công ty ở Ukraine và đình chỉ các hoạt động giao dịch ngũ cốc tại cảng Nikolaev. Trong khi đó, đối thủ của Bunge Ltd., công ty Archer-Daniels Midland Co. cho biết các cơ sở của họ ở Ukraine, bao gồm cả một điểm xuất khẩu ngũ cốc ở Odessa, đã ngừng hoạt động.* Ảnh hưởng tới nhiều khu vựcGiá lúa mỳ kỳ hạn tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong gần một thập kỷ do xung đột đe dọa làm gián đoạn nguồn cung cấp từ khu vực, trong khi giá lúa mỳ kỳ hạn tại châu Âu cũng vươn tới các mức đỉnh kỷ lục.Một thương nhân châu Âu giấu tên cho biết trong trường hợp xung đột Nga-Ukraine leo thang hơn nữa, các nền kinh tế tại Trung Đông-Bắc Phi như Ai Cập, Liban, Thổ Nhĩ Kỳ… sẽ phải tìm kiếm nguồn cung cấp lúa mỳ thay thế nếu các con tàu chở hàng không thể khởi hành trong tương lai gần.Riêng tại Ai Cập, chính phủ nước này đã phải xem xét các kịch bản ứng phó với tác động từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đối với nền kinh tế quốc gia, trong đó có nhập khẩu lúa mỳ, dòng chảy du lịch và giá xăng dầu. Theo Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đe dọa tác động đáng kể đến giá nhiều mặt hàng cơ bản trên toàn thế giới, đồng thời khẳng định Cairo đang theo dõi chặt chẽ những tác động kinh tế và chính trị của cuộc khủng hoảng này.Nga và Ukraine hiện là nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất sang quốc gia Bắc Phi này. Mặc dù Ai Cập có thể đa dạng hóa nguồn nhập khẩu lúa mỳ từ một số đối tác bên ngoài châu Âu, như Mỹ, Argentina, Canada và Paraguay, song không chắc các nước này có thể đáp ứng sự thiếu hụt lúa mỳ của Ai Cập nếu khủng hoảng xảy ra. Số liệu của Bộ Cung ứng và Nội thương Ai Cập cho biết, quốc gia này đã nhập khẩu 5,5 triệu tấn lùa mỳ năm 2021 và dự kiến sẽ nhập khoảng 5,3 triệu tấn trong năm nay./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuba hướng tới mục tiêu tự chủ về lương thực
17:46' - 28/02/2022
Nhà nước Cuba đã nhiều lần khẳng định việc đẩy mạnh sản xuất tiến tới tự chủ về lượng thực là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu.
-
Thị trường
WTO cảnh báo giá lương thực tăng do cuộc khủng hoảng Ukraine
08:55' - 28/02/2022
Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cảnh báo những tác động kinh tế từ xung đột tại Ukraine , quốc gia xuất khẩu lớn về lúa mỳ, đến các khách hàng trên khắp thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Xung đột ở Ukraine đe dọa an ninh lương thực
06:30' - 27/02/2022
Xung đột giữa Nga và Ukraine không chỉ gây ra bất ổn khu vực mà còn có thể mang lại những hậu quả toàn cầu khi tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng.
-
Hàng hoá
FAO: Giá lương thực toàn cầu tăng trong tháng 1/2022
20:41' - 04/02/2022
Chỉ số giá lương thực thế giới đã tăng đáng kể, trong đó giá dầu thực vật cán mốc lịch sử, dẫn đầu đà phục hồi trong tháng 1, tăng 4,2% so với tháng trước và đảo ngược đà giảm giá trong tháng 12.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng - Bài cuối: Cuộc chơi với lửa
06:30'
Chính phủ Mỹ muốn có một đồng USD yếu để hỗ trợ xuất khẩu, nhưng đồng thời vẫn muốn duy trì vị thế thống trị của đồng tiền này trên thế giới. Đây là một chiến lược mâu thuẫn.
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng – Bài 1: Chiến lược đồng USD yếu
05:30'
Đồng USD được cho là luôn bị định giá cao hơn thực tế, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Mỹ
-
Phân tích - Dự báo
Giá dầu thế giới lao dốc: Lợi nhuận ngành nào sẽ “bốc hơi”?
09:59' - 06/04/2025
Với giá dầu thế giới ghi nhận tuần xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng và được dự báo tiếp tục lao dốc. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dầu khí, xăng dầu liệu có “bốc hơi” như quy luật?
-
Phân tích - Dự báo
Chính phủ Anh và thách thức cân bằng ngân sách
06:30' - 06/04/2025
Theo bài viết trên tờ The Economist, Chính phủ Công đảng tại Anh đang tìm giải pháp nhằm cân bằng thu chi ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế của nước này trì trệ kéo dài.
-
Phân tích - Dự báo
Toàn cầu hóa đã kết thúc?
05:30' - 06/04/2025
Các biện pháp thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã làm lu mờ mọi dự báo. Các nhà kinh tế đều dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động to lớn.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Khép lại kỷ nguyên toàn cầu hóa?
06:30' - 05/04/2025
Việc tháo gỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển sản xuất về Mỹ là nhiệm vụ đầy thách thức, ít nhất là về chi phí.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan – Bài 1: Thông điệp cứng rắn
05:30' - 05/04/2025
Theo ước tính sơ bộ, nếu được thực hiện đầy đủ, mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ sẽ tăng khoảng 17 điểm phần trăm, lên hơn 20%.
-
Phân tích - Dự báo
“Gian nan” kinh tế Nhật Bản
06:30' - 04/04/2025
Trưởng ban chính sách của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ông Itsunori Onodera cho biết thuế quan do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt có thể gây ra khủng hoảng kinh tế tại Nhật Bản.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan ô tô mới của Mỹ: Ai được, ai mất?
05:30' - 04/04/2025
Theo bài báo đăng trên tờ The Economist, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết áp đặt thuế quan sâu rộng đối với hàng hóa nhập khẩu bắt đầu từ ngày 2/4, ngày mà ông gọi là "Ngày Giải phóng".