Trừng phạt đơn phương không giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại của Mỹ
Tân Hoa xã ngày 29/3 dẫn lời Chủ tịch Phòng Thương mại Trung Quốc tại Mỹ (CGCC), tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất đại diện cho các doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ, ông Xu Chen nhận định rằng các biện pháp trừng phạt đơn phương không thể giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại của Mỹ trong khi ảnh hưởng đáng kể tới các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở cả nước này và Trung Quốc.
Ông Xu Chen, đồng thời là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Ngân hàng Trung Quốc (BOC) chi nhánh tại Mỹ, đánh giá thâm hụt thương mại của Mỹ không chỉ được xác định bởi mức độ trao đổi thương mại Trung-Mỹ, mà là kết quả trực tiếp của cơ cấu kinh tế theo xu hướng nhu cầu trong nước.
Theo ông, nguyên nhân gốc rễ của thâm hụt thương mại tại Mỹ là do tỷ lệ tiêu dùng cao hơn tỷ lệ tiết kiệm. Ông Xu Chen cũng chỉ ra thâm hụt thương mại ở một mức độ nào đó cũng cần thiết cho đồng USD để giữ vai trò như một đồng tiền dự trữ toàn cầu có hiệu quả. Theo cơ quan điều hành SWIFT của Brussels (Bỉ), các giao dịch dựa trên đồng USD chiếm khoảng 40% thanh toán quốc tế.
Ông Xu Chen nhận định rằng, là một nhà cung cấp lớn tiền tệ dự trữ toàn cầu, Mỹ "cần phải chịu đựng một mức độ thâm hụt thương mại nhất định để cung cấp một nguồn cung đồng USD bền vững".
Ngoài ra, ông cũng cho rằng thặng dư thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ đang bị phóng đại quá mức. Theo Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, từ năm 2010 đến năm 2013, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc thực sự thấp hơn 48-56% so với con số tính toán theo quy ước, khi được đo bằng cách tiếp cận giá trị gia tăng.
Ông Xu Chen đánh giá việc áp thuế bổ sung đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tác động trực tiếp tới người tiêu dùng Mỹ, giống như những tác động của thuế nhập khẩu thép và nhôm nhập khẩu gần đây.
Theo công ty nghiên cứu đầu tư của Mỹ Morningstar, giá trung bình của một chiếc ô tô Mỹ sẽ tăng 1% tổng thể, khoảng 300 USD, do mức thuế nhập khẩu thép tăng 25% và thuế nhập khẩu nhôm tăng 10%.
Ông Xu Chen cho rằng tăng cường hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ có lợi cho cả hai nước cũng như thị trường toàn cầu.
Bất chấp những cảnh báo mạnh mẽ từ các nhóm kinh doanh và các chuyên gia thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước đã ký một bản ghi nhớ có thể áp thuế lên đến 60 tỷ USD đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và hạn chế đầu tư của nước này vào Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại của Mỹ lên mức cao nhất trong gần 1 thập kỷ
07:30' - 08/03/2018
Thâm hụt thương mại của Mỹ đã vượt xa dự đoán của các chuyên gia phân tích khi tăng tới 5%, lên 56,6 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ vẫn gặp khó trong nỗ lực giảm thâm hụt thương mại
08:11' - 08/02/2018
Bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm cân bằng hơn quan hệ thương mại với các nước khác, thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2017 đã chạm mức cao nhất trong chín năm.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt ngân sách của Mỹ có thể vượt 1.000 tỷ USD vào năm tài khóa 2019
19:27' - 30/01/2018
Trong lúc Quốc hội Mỹ đang nỗ lực để tránh việc phải đóng cửa chính phủ, một tổ chức tư vấn độc lập đã ước tính thâm hụt ngân sách liên bang có thể sẽ vượt mức 1.000 tỷ USD vào năm tài chính 2019.
-
Kinh tế Thế giới
Tiền tệ không phải là yếu tố chính gây ra thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc
06:30' - 01/12/2017
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hồi năm 2016, ứng viên Donald J. Trump đã đề cập rất mạnh mẽ đến vấn đề thâm hụt thương mại của Mỹ trong buôn bán với Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Cải cách và xanh hóa sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao
16:53' - 22/05/2025
Theo WB, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế và thúc đẩy mô hình phát triển xanh để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Ý kiến và Bình luận
Các Bộ trưởng thương mại BRICS tái khẳng định cam kết với chủ nghĩa đa phương
08:52' - 22/05/2025
BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam mong muốn hợp tác hiệu quả với WHO
08:38' - 21/05/2025
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã có bài phát biểu, tập trung vào quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước thành viên WHO ủng hộ thỏa thuận toàn cầu chống đại dịch
11:18' - 20/05/2025
Các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu có tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai.
-
Ý kiến và Bình luận
Chưa thể ấn định thời hạn hoàn tất dự thảo bản ghi nhớ giữa Nga và Ukraine
09:03' - 20/05/2025
Nga và Ukraine sẽ cùng soạn thảo các dự thảo liên quan đến một biên bản ghi nhớ, sau đó tiến hành trao đổi và tiến tới các cuộc tiếp xúc sâu để xây dựng một văn bản thống nhất.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ cảnh báo thuế quan có thể về mức cao nếu đàm phán không tiến triển
08:57' - 19/05/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, nếu các quốc gia không đạt được thỏa thuận thương mại với nước này trong thời gian tạm hoãn 90 ngày, thuế quan sẽ sớm quay trở lại mức “có đi có lại”.