Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong Liên hợp quốc
Bài viết của nhà nghiên cứu Lisa Sharland - người đứng đầu Chương trình Nghiên cứu Quốc tế, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế Australia - được đăng trên Diễn đàn của Viện mới đây cho rằng Trung Quốc đang có ảnh hưởng ngày càng lớn trong các cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ).
Về vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc muốn tìm kiếm một giải pháp tạm dừng chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên nhưng vẫn duy trì chế độ ở Bình Nhưỡng. Bắc Kinh cũng muốn một giải pháp dẫn đến việc giảm cam kết quân sự của Mỹ trong khu vực.Các biện pháp trừng phạt tăng cường nhiều khả năng được đưa ra hơn là hành động quân sự. Mặc dù Mỹ chủ trì cuộc họp về Triều Tiên trong Hội đồng Bảo an (HĐBA), nhưng nước này đã phối hợp với Trung Quốc trước khi đưa ra bất kỳ dự thảo nghị quyết nào.
Vì vậy, lợi ích chiến lược của Trung Quốc được bảo đảm tốt nhất khi HĐBA tiếp tục quản lý cuộc khủng hoảng này. Trung Quốc có lợi ích trong việc đảm nhận vai trò “kiến tạo” trong bất kì cuộc đàm phán nào được tổ chức.
Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cùng với việc bỏ phiếu ủng hộ Nga ngăn chặn các nỗ lực quốc tế giải quyết cuộc xung đột tại Syria cho thấy “trọng lượng” của Trung Quốc ở LHQ và trong việc cản trở duy trì trật tự toàn cầu dựa trên quy tắc.
Trung Quốc không tham gia vào bất kỳ việc soạn thảo nghị quyết nào trong HĐBA mà chủ yếu dựa vào nhóm P3 (Mỹ, Anh và Pháp).
Trung Quốc cũng thường xuyên đứng về phía Nga trong các vấn đề có thể gây trở ngại chủ quyền quốc gia. Hai nước đã không thành công trong việc cản trở nỗ lực đưa tình hình nhân quyền của Triều Tiên vào chương trình nghị sự của HĐBA.
Tuy nhiên, quan điểm của Trung Quốc không phải lúc nào cũng trùng khớp với Nga trong HĐBA. Nước này có lập trường khác biệt đáng chú ý trong việc Mỹ tấn công tên lửa vào Syria mới đây.
Thật bất ngờ khi Trung Quốc không chỉ trích hành động can thiệp vào chủ quyền của một quốc gia, cũng không tham gia cùng Nga bác bỏ nỗ lực đưa ra một nghị quyết lên án vụ tấn công vũ khí hóa học gần đây ở Syria.
Mặc dù khó xác định được lý do, nhưng có thể phỏng đoán rằng Trung Quốc muốn có ảnh hưởng ngày càng lớn với LHQ. Điển hình của sự thay đổi này là trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình của LHQ.
Trung Quốc hiện là nước đóng góp lực lượng cảnh sát và quân đội cho hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ nhiều nhất trong nhóm P5, với hơn 2.500 nhân viên được triển khai trên 10 phái bộ gìn giữ hòa bình.
Mặc dù con số này đã giảm so với mức cao kỷ lục là hơn 3.000 nhân viên năm 2015, nhưng Trung Quốc vẫn đứng thứ 12 trong danh sách các nước đóng góp quân đội và cảnh sát.
Trong cuộc họp thượng đỉnh do cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tổ chức hồi tháng 9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết nâng lực lượng tham gia hoạt động của LHQ lên 8.000 binh sĩ.
Năm 2016, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nước đóng góp tài chính lớn thứ hai cho ngân sách gìn giữ hòa bình của LHQ, hiện đóng góp 10,29% trong số 7,87 tỷ USD kinh phí. Giống như hầu hết các quốc gia, sự tham gia của Trung Quốc vào việc gìn giữ hòa bình của LHQ không phải là thuần túy.
Hầu hết lực lượng của nước này được triển khai ở châu Phi, nơi có sự chồng chéo đáng kể lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Nam Sudan - nơi Trung Quốc đầu tư vào các mỏ dầu - là nơi Trung Quốc triển khai nhiều binh sỹ nhất trong phái bộ của LHQ.
Trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, Trung Quốc có vị trí ảnh hưởng đặc biệt trong tổ chức các hoạt động, trong đàm phán ngân sách. Trong hơn 20 năm qua, Trung Quốc được cho là quan tâm đến vị trí đứng đầu cơ quan gìn giữ hòa bình của LHQ hiện do Pháp nắm giữ, đồng thời gây ảnh hưởng đến chính sách gìn giữ hòa bình của LHQ.
Mong muốn gia tăng ảnh hưởng hơn nữa trong hệ thống các cơ quan LHQ của Trung Quốc ngày càng rõ. Bắc Kinh có khả năng chính trị, tài chính và hoạt động để thực hiện điều này. Khả năng này sẽ tăng lên nếu Mỹ, Anh và Pháp phải chịu áp lực chính trị tập trung vào mối quan ngại trong nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo Hàn-Trung nhất trí phối hợp chặt chẽ trong vấn đề Triều Tiên
14:57' - 11/05/2017
Ngày 11/5, tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí cải thiện quan hệ song phương và kêu gọi các bên liên quan nỗ lực góp phần phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
LHQ bắt tay xây dựng "bộ quy tắc" thi thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu
13:36' - 08/05/2017
Các cuộc đàm phán của LHQ kéo dài 11 ngày được kỳ vọng sẽ phác thảo "bộ quy tắc" hướng dẫn các quốc gia thành viên thực hiện thỏa thuận nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đặt điều kiện với Mỹ để gây sức ép lên Triều Tiên
20:25' - 06/05/2017
Ban lãnh đạo Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu đã đưa ra đề nghị trên thông qua Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải.
-
Kinh tế Thế giới
LHQ thống nhất chiến lược giảm nghèo
07:46' - 03/02/2017
Từ ngày 1-10/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York diễn ra khóa họp lần thứ 55 của Uỷ ban Phát triển xã hội (CsocD) thuộc Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC).
-
Kinh tế Thế giới
Tân Tổng thư ký LHQ A.Guterres: Năm 2017 ưu tiên hàng đầu cho hòa bình
21:56' - 01/01/2017
Trong thông điệp chào đón Năm mới và đánh dấu ngày đầu tiên đảm nhận cương vị Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres tuyên bố 2017 là sẽ là năm ưu tiên hàng đầu cho hòa bình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55'
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản