Trung Quốc có nhiều công cụ chính sách để giải quyết bất đồng với Mỹ
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Bloomberg TV, ông Dịch Cương nêu rõ Trung Quốc còn có rất nhiều biện pháp để đối phó với cuộc chiến thương mại đang ngày càng nghiêm trọng.
Ông nhấn mạnh Ngân hàng trung ương Trung Quốc có nhiều lựa chọn về lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cũng như bộ công cụ chính sách tiền tệ và tài chính. Theo ông, khả năng điều chỉnh chính sách là "rất lớn".
Ông Dịch Cương đã tham gia nhiều vòng đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ và dự kiến sẽ gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin trong tuần này bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Nhật Bản.
Ông cho biết cuộc gặp với ông Mnuchin sẽ là "cuộc thảo luận hữu ích như mọi khi", song các cuộc đàm phán về thương mại sẽ "không chắc chắn và khó khăn".
Mỹ và Trung Quốc đã không ngừng chỉ trích lẫn nhau từ khi đàm phán thương mại đổ vỡ hồi đầu tháng 5 với việc Washington cáo buộc Bắc Kinh đổi ý về những cam kết giữa hai bên, theo đó phía Trung Quốc muốn điều chỉnh một số điểm trong dự thảo thỏa thuận thương mại đã được xây dựng sau 10 vòng đàm phán.
Tổng thống Trump ngày 10/5 đã ra lệnh áp mức thuế bổ sung, tăng từ 10% lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, trong khi hai bên đang tiến hành đàm phán.
Ông chủ Nhà Trắng thậm chí còn cảnh báo áp thuế 25% đối với toàn bộ hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị khoảng 325 tỷ USD.
Đáp lại, Trung Quốc đã tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ ngày 1/6.
Cùng ngày, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố căng thẳng thương mại và sự cạnh tranh về công nghệ cao giữa Mỹ và Trung Quốc đang "ảnh hưởng vô cùng tiêu cực" tới nền kinh tế thế giới, đồng thời ông kêu gọi hai cường quốc giải quyết bất đồng.
Phát biểu tại một bữa tiệc trưa trong chuyến thăm tới Singapore, Thủ tướng Morrison đã kêu gọi các nước tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác với nhau khi mà Washington và Bắc Kinh chưa thể giải quyết bất đồng.
Ông Morrison nêu rõ: "Điều này ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới hiệu quả kinh tế toàn cầu... Điều này đang làm nản lòng vì nhiều nguyên tắc cơ bản của kinh tế toàn cầu đã được củng cố".
Thủ tướng Morrison cho biết việc Trung Quốc và Mỹ giải quyết bất đồng nằm trong lợi ích của toàn thế giới, nhưng cùng lúc các nước khác cần có những bước đi nhằm duy trì đà thúc đẩy tự do thương mại./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung “tăng nhiệt”
14:43' - 21/05/2019
Việc Chính phủ Mỹ liên tiếp nhắm vào tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei thời gian gần đây có nguy cơ làm cho bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về thương mại và công nghệ trở nên nghiêm trọng hơn.
-
DN cần biết
IATA: Căng thẳng thương mại ảnh hưởng đến lợi nhuận ngành hàng không
06:30' - 19/05/2019
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) vừa đưa ra nhận định rằng căng thẳng thương mại gia tăng và chi phí cao hơn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành này trong năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này