Trung Quốc công bố kế hoạch bán kim loại từ kho dự trữ quốc gia
Cơ quan quản lý kho dự trữ của Trung Quốc có tên chính thức là Cơ quan quản lý lương thực và kho dự trữ chiến lược quốc gia (NFSRA), trực thuộc Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc.
Tiền thân của Cơ quan này là Cơ quan dự trữ quốc gia (SRB), với nhiệm vụ dự trữ các nguyên liệu quan trọng cho Trung Quốc và ngăn chặn tình trạng gián đoạn nguồn cung lớn.
NFSRA ít khi công khai toàn bộ thông tin chi tiết về các loại kim loại, năng lượng, và các mặt hàng lương thực mà cơ quan này mua vào hay bán ra, nhưng chỉ cần “phong phanh” một tin tức nhỏ nào về động thái sắp tới của cơ quan này cũng đủ để khiến thị trường biến động, như những gì vừa xảy ra trong tuần này, khi giá đồng, kẽm và nhôm trên toàn cầu đã giảm trước thông tin về kế hoạch bán ra của NFSRA. Trung Quốc là nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới, và một đợt bán ra lớn từ kho dự trữ của nước này có thể tác động mạnh đến sự cân bằng cung cầu trên thế giới.Dù NFSRA không công khai khối lượng dự trữ, nhưng Citigroup ước tính cơ quan này đang nắm giữ 2 triệu tấn đồng, 800.000 tấn nhôm và 350.000 tấn kẽm. Khối lượng trên tương đương với 1/6 lượng đồng tinh chế mà Trung Quốc tiêu thụ mỗi năm, nhưng chỉ khoảng 2% lượng nhôm và 5,2% lượng kẽm tiêu thụ của nước này.
Giá hàng hóa đã tăng mạnh kể từ năm ngoái, trong đó giá đồng tăng hơn gấp đôi lên mức cao kỷ lục, trong khi giá nhôm và kẽm đều đang ở các mức cao nhất trong 10 năm qua. Giá quặng sắt và thanh cốt thép cũng chạm các mức cao kỷ lục, từ đó khiến chi phí tăng cao đối với các ngành và các nhà sản xuất dùng nhiều kim loại. Giá kim loại tăng cao như vậy là do kinh tế phục hồi sau đại dịch, thanh khoản lớn trên toàn cầu và hoạt động mua đầu cơ đã khiến chi phí gia tăng và giảm tỷ suất lợi nhuận của nhiều nhà sản xuất. Giá sản xuất tháng Năm của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng cao nhất tính theo năm trong hơn 12 năm qua, làm dấy lên những lo ngại về lạm phát. Vẫn chưa có nhiều thông tin về việc NFSRA sẽ bán ra như thế nào. NFSRA chỉ cho biết sẽ bán ra theo từng đợt bằng hình thức đấu giá công khai cho các công ty sản xuất và chế biến "trong tương lai gần”. Trung Quốc đã từng “mở kho” kim loại trước đây nhưng việc này rất ít khi diễn ra. Theo những thông tin được công khai, SRB đã từng bán nhôm, kẽm, chì, ma-giê, các sản phẩm thép, cao su và bột giấy thông qua đấu giá vào năm 2010. Đây là lần gần nhất mà cơ quan này công khai bán kim loại từ kho dự trữ. Trước đó, Trung Quốc cũng đã từng đấu giá đồng vào năm 2005. Bên cạnh kim loại, NFSRA cũng chịu trách nhiệm mua và bán năng lượng và nông sản. Cơ quan này vẫn thường bán các mặt hàng nông sản như thịt lợn, nhưng ít khi công khai thông tin về các mặt hàng năng lượng./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Trung Quốc đưa phi hành đoàn đầu tiên lên trạm không gian mới
09:15' - 17/06/2021
Sáng 17/6, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ đưa 3 phi hành gia lên trạm không gian mới của nước này.
-
Kinh tế tổng hợp
Trung Quốc kêu gọi người chăn nuôi lợn giữ sản lượng ở mức hợp lý
15:46' - 16/06/2021
Trung Quốc kêu gọi người chăn nuôi lợn giữ sản lượng ở mức hợp lý, sau khi một chỉ báo được theo dõi chặt chẽ về chi phí sản xuất đã giảm xuống dưới mức mà hầu hết người nông dân có lãi.
-
Tài chính & Ngân hàng
Scotiabank đồng ý nộp phạt để dàn xếp cáo buộc thao túng thị trường kim loại quý
09:43' - 20/08/2020
Ngân hàng Scotiabank dự kiến sẽ nộp 127,5 triệu USD cho các cơ quan chức năng của Mỹ để dàn xếp những cáo buộc (cả hình sự và dân sự) liên quan đến âm mưu thao túng thị trường kim loại quý.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.