Trung Quốc: Điểm yếu xuất phát từ bên trong nền kinh tế (Phần 2)

06:30' - 03/10/2018
BNEWS Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống theo dõi thu nhập và chi tiêu của chính quyền địa phương trên toàn quốc như một nỗ lực để kiểm soát “bong bóng nợ”.

No Title

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: AFP/TTXVN

Sử dụng vốn hiệu quả để chống thất that

Tờ China Daily mới đây dẫn nguồn tin từ Bộ Tài chính Trung Quốc cho hay Bắc Kinh đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng để bù đắp những ảnh hưởng kinh tế đến từ cuộc xung đột thương mại với Mỹ, song nước này tuyên bố sẽ giảm thiểu rủi ro tài chính và ngăn chặn tình trạng chính quyền địa phương vay nợ quá nhiều.

Trung Quốc đã đưa ra nhiều văn bản hướng dẫn để kiểm soát những khoản nợ không chính thức của chính quyền địa phương trong bối cảnh nước này tìm cách ngăn chặn tình trạng sử dụng trái phép các cơ chế tài chính doanh nghiệp để tài trợ cho dự án công.

Trong vòng 3 đến 5 năm tới, Trung Quốc sẽ thiết lập một hệ thống quản lý và đánh giá hiệu quả ngân sách để giám sát tất cả các hoạt động đầu tư và tài chính của cả chính quyền trung ương và địa phương. Cơ chế này cũng giám sát các quan hệ đối tác công-tư, hoạt động của quỹ đầu tư quốc gia (SWF), quỹ bảo hiểm xã hội và sẽ bao gồm các điều khoản cho phép đình chỉ vốn tài trợ cho các dự án có “vấn đề nghiêm trọng”

Đây được coi là nỗ lực của giới chức nước này trong việc chính thức ban hành những quy định cần thiết để mở rộng cải cách tài chính và thuế của đất nước, đồng thời cải thiện khả năng quản trị và quản lý ngân sách. 

Hệ thống trên sẽ đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng ngân sách một cách toàn diện, nó không chỉ nhắm đến hiệu quả của vốn đầu tư mà bao gồm cả nguồn thu và hoạt động tài chính của địa phương.

Theo China Daily, sẽ có sự tham gia của một bên thứ ba nhằm đảm bảo việc đánh giá hiệu năng một cách độc lập nếu cần thiết. Kết quả kiểm toán và đánh giá sẽ là một chỉ số quan trọng góp phần thiết lập dự thảo ngân sách quốc gia. 

Cơ chế này cũng nêu bật nhiệm vụ của chính quyền địa phương, trong đó người phụ trách các dự án trọng điểm sẽ chịu trách nhiệm suốt đời về kết quả của việc sử dụng ngân sách.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang ở giữa “cơn bão” thuế quan, đặc biệt khi Nhà Trắng đang tỏ ra họ có thể giành ưu thế trong cuộc chiến thương mại này. 

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ngày 19/9, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thừa nhận rằng nước này đang phải đối mặt với những khó khăn ngày càng lớn hơn trong việc duy trì tăng trưởng ổn định khi phải cùng lúc phải chống chọi những biện pháp thuế quan của Mỹ. Dù vậy, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng lên tiếng tin tưởng vào khả năng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể vượt qua những trở ngại này.

Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P trong báo cáo công bố trong tháng 9 vẫn duy trì mức xếp hạng A+/A-1 đối với kinh tế Trung Quốc, với đánh giá triển vọng của kinh tế Trung Quốc là "ổn định". 

Báo cáo của S&P cho biết những cải cách chính sách đã giúp Bắc Kinh phần nào kiềm chế tăng trưởng tín dụng và giảm sự phụ thuộc vào đầu tư công. Nếu những xu hướng này được duy trì, rủi ro đối với sự ổn định kinh tế và tài chính của Trung Quốc sẽ chỉ ở mức tương đối./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục