Sự cảnh giác của châu Âu đối với dòng vốn từ Trung Quốc
Mỹ và EU có tổng số dân là 830 triệu người, chiếm hơn 50% GDP, hơn 50% giá trị trao đổi thương mại toàn cầu hằng năm. Cho nên, nếu phải đối mặt đồng thời với cả hai nền kinh tế lớn thế giới này, Trung Quốc e rằng sẽ đứng trước thách thức nghiêm trọng.
Lo lắng này rõ ràng đang trở thành hiện thực khi mà các nước EU gần đây nhận định quan hệ thương mại giữa EU và Trung Quốc không công bằng và đã nỗ lực tìm biện pháp xử lý. Điển hình nhất là việc ngày 18/9 vừa qua, Ủy ban châu Âu đưa ra phương án cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Theo Ủy ban châu Âu, mục đích của phương án là nhằm bảo đảm cạnh tranh công bằng. Phương án bao gồm một số kiến nghị, trong đó có việc áp dụng biện pháp trừng phạt đối với các nước tiến hành trợ cấp phát triển những ngành nghề đặc thù.
Tuy phương án không chỉ rõ Trung Quốc, nhưng dư luận cơ bản cho rằng phương án đã nhằm thẳng vào Trung Quốc, nhất là chiến lược “Sản xuất tại Trung Quốc 2025”. Cùng với đó, trong bối cảnh lo ngại tình trạng đánh cắp bản quyền tri thức, các nước châu Âu cũng rầm rộ ngăn chặn Trung Quốc mua doanh nghiệp của nước mình.
Gần đây nhất, hãng tin Reuters của Anh dẫn nguồn thạo tin từ Berlin (Đức) cho biết Chính phủ Đức đang xem xét việc thành lập một quỹ giúp đỡ các doanh nghiệp khoa học công nghệ gặp khó khăn về tài chính nhằm tránh bị Trung Quốc lợi dụng thời cơ để thâu tóm để giành lấy công nghệ, kĩ thuật mới của Đức.
Theo nguồn tin, sau khi tập đoàn Midea của Trung Quốc bất ngờ thâu tóm hãng chế tạo người máy KUKA vào năm ngoái và Li Khufu - Chủ tịch kiêm nhà sáng lập tập đoàn ô tô Geely - mua được 9,7% cổ phần, trở thành cổ đông lớn nhất của hãng Daimler sở hữu thương hiệu xe sang Mercedes-Benz vào đầu năm nay, Chính phủ Đức đã thực sự bị sốc và lên kế hoạch hành động.
Ngoài lĩnh vực thương mại và công nghệ, châu Âu cũng hoài nghi về mặt chiến lược đối với Trung Quốc. Theo tờ Economic Journal, sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng bị nghi ngờ là nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở châu Âu, đặc biệt là đối với khu vực Đông Âu, từ đó làm lung lay sự ổn định về kinh tế và chính trị của châu Âu. Sự hoài nghi không còn giới hạn trong phạm vi dư luận.
Ngày 12/9 vừa qua, Nghị viện châu Âu đã thông qua Báo cáo Quan hệ EU-Trung Quốc, chỉ rõ Trung Quốc đang lợi dụng BRI làm thủ đoạn ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng chính trị ở châu Âu. Đây là một động thái hiếm thấy. Sau đó một tuần, Ủy ban châu Âu đưa ra chương trình chính sách ngoại giao phát triển cơ sở hạ tầng ở châu Á, bao gồm việc cải thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, năng lượng và thông tin kỹ thuật số.
Nguồn vốn thực hiện kế hoạch này chủ yếu đến từ khu vực tư nhân, dự kiến trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2027, thu hút lượng vốn đầu tư lên tới 300 tỷ euro. Mặc dù các quan chức châu Âu phủ nhận việc đưa ra kế hoạch cạnh tranh với BRI, nhưng dư luận cho rằng ý nghĩa đối chọi với Trung Quốc khá rõ ràng.
Một trong số các đề xuất là Trung Quốc và EU sẽ có hành động chung đối chọi lại với Mỹ tại WTO. Tuy nhiên, thực tế diễn ra tới nay dường như không đi theo mong muốn của Bắc Kinh./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Đồng NDT của Trung Quốc giữ vị trí thứ 5 trong thanh toán quốc tế
14:40' - 28/09/2018
Trong tháng 8/2018, đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí thứ năm trong số các loại tiền tệ sôi động nhất về giá trị thanh toán trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng cáo buộc vô căn cứ liên quan đến bầu cử Mỹ
22:33' - 27/09/2018
Ngày 27/9, Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ ngừng những cáo buộc vô căn cứ đang làm tổn hại tới quan hệ Trung Mỹ và lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước.
-
DN cần biết
Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu máy móc xây dựng
21:49' - 27/09/2018
Chính phủ Trung Quốc mới thông báo cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các máy móc xây dựng và một số hàng hóa khác, song không rõ liệu việc giảm thuế có được áp dụng cho hàng hóa của Mỹ hay không.
-
Hàng hoá
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm mua gạo: Nên mừng hay lo?
15:34' - 27/09/2018
Tháng 8 vừa qua, đoàn doanh nghiệp Trung Quốc do Hiệp hội lương thực nước này dẫn đầu đã có chuyến thực tế tại vựa lúa ĐBSCL, tìm kiếm cơ hội mua gạo từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Quyết định áp thuế của Mỹ lên hàng Trung Quốc mở đường cho hàng hóa Thái Lan
13:48' - 27/09/2018
Quyết định áp thuế của Mỹ lên hàng hóa Trung Quốc sẽ mang đến nhiều lợi ích, mở đường cho các sản phẩm của Thái Lan thâm nhập vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không nước ngoài đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc
07:31' - 27/09/2018
Các hãng hàng không Bắc Mỹ và châu Âu sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các hãng hàng không Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.