Trung Quốc: Giao sứ mệnh mua nhà thành phố cho lao động ngoại tỉnh
Những người lao động ngoại tỉnh chính là những anh hùng vô danh góp phần thúc đẩy kinh tế của Trung Quốc. Họ đã rời xa quê hương đến thành phố làm việc cực nhọc trong các nhà máy, đường cao tốc và các tòa nhà cao tầng. Cũng nhờ họ mà tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đã khiến cả thế giới ghen tị .
Đi cùng chính sách giảm tốc kinh tế, thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa có một sứ mệnh mới cho những lao động ngoại tỉnh, đó chính là: Mua nhà thành phố.
Nhà ở tồn kho quá nhiều đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Trung Quốc, chính phủ nước này đang cố gắng tạo mọi điều kiện giúp người lao động ngoại tỉnh có thể mua một ngôi nhà trong "kho" nhà đang tồn đọng.
Trước đây, lãnh đạo Trung Quốc đã nới lỏng thuế và giảm khoản tiền trả trước để nhận nhà. Sắp tới sẽ có biện pháp mới ưu đãi về điều khoản thế chấp. Chính vì vậy, việc lao động ngoại tỉnh có một “tổ ấm” tại thành phố nay đã dễ dàng hơn rất nhiều.
Hồng Khởi Văn, 32 tuổi, anh đang là chủ một cửa hàng bánh ngọt nhỏ ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, miền bắc Trung Quốc. Chính phủ tỉnh Thiểm Tây cho biết, sẽ hỗ trợ các khoản vay thế chấp và giúp đỡ khác tạo điều kiện cho người dân - nhất là những người ngoại tỉnh đến Thiểm Tây mua nhà. Cụ thể, tỉnh Thiêm Tây sẽ hỗ trợ 9,1 tỉ USD tiền khoản vay thế chấp.
Nhưng trường hợp của Hồng Khởi Văn lại chính là một ví dụ điển hình nói lên khó khăn đang tồn tại trong chính sách mới của Trung Quốc.
Bởi, quê của Khởi Văn ở một tỉnh miền Đông Trung Quốc, hơn nữa anh có hai con nhỏ ở quê, anh không dự định sẽ mua nhà ở tỉnh Thiểm Tây. “Tôi giống như lá, rồi sẽ về với cội nguồn của nó”, anh nói.
Nhà ở tồn đọng quá nhiều là một lực cản lớn nhất đối với kinh tế Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong những lực cản chính đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Nhà ở trống quá nhiều đã giảm “ham muốn” đầu tư của người dân, bởi vậy cần cẩu và các công nhân xây dựng trên cả nước hiện đang “ngồi chơi xơi nước”.
Theo con số thống kê, đầu tư vào bất động sản của Trung Quốc năm ngoái đạt gần 1500 tỷ USD. Tác động của ngành bất động sản lên nền kinh tế là rất lớn. Các nhà kinh tế cho rằng, nếu cộng thêm ngành công nghiệp gang, thép và sản xuất đồ nội thất vào thì tác động sẽ còn lớn hơn.
Đến nay, vẫn chưa có con số chính xác về số lượng nhà ở đang tồn đọng. Theo thống kê của chính phủ Trung Quốc thì năm ngoái nước này có 4,52 triệu m2 diện tích nhà tồn đọng, gấp 130 lần diện tích của công viên trung tâm New York (Mĩ).
Nhưng ,“nếu tính những công trình vẫn chưa hoàn thiện, những dự án chưa khởi công vào cùng thì áp lực cho nhà ở tồn đọng sẽ càng lớn”, anh Tiến – đại diện phòng nghiên cứu của Viện bất động sản E- House Thượng Hải cho biết.
Nguồn cơn của vấn đề xuất phát từ 8 năm trước. Vì muốn tránh ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ Trung Quốc đã đổ 611 tỉ USD vào thị trường nhằm tái cấu trúc lại tăng trưởng. Nhưng ngay tại thời điểm đó, các ngành: gang thép, xi măng, nhà ở vẫn xuất hiện tình trạng dư thừa.
Vấn đề nghiêm trọng nhất là giá nhà tại các thành phố phát triển ở Trung Quốc như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến đang tăng lên một cách chóng mặt, các chuyên gia kinh tế đang lo ngại “bong bóng bất động sản” có thể xảy ra./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các chuyên gia: Trung Quốc tăng trưởng 6,5%/năm là hợp lý
20:25' - 10/03/2016
Việc Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5%/năm là hợp lý hơn so với mức 10%/năm nhằm đảm bảo tăng trưởng cân bằng hơn và kích thích tiêu dùng cũng như các ngành dịch vụ.
-
Chứng khoán
Mối lo về kinh tế Trung Quốc gây áp lực lớn lên chứng khoán châu Á
18:14' - 09/03/2016
Trong phiên 9/3, chứng khoán Trung Quốc giảm điểm mạnh đã kéo chứng khoán châu Á đi xuống.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc “chuyển mình” sẽ có lợi cho kinh tế thế giới
12:39' - 09/03/2016
Nhiều chuyên gia thế giới tin rằng việc Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường sẽ mang tới nhiều cơ hội tăng trưởng và bình ổn đối với nền kinh tế nước này nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Trung Quốc "ấm" lên
13:51' - 19/01/2016
Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), lĩnh vực bất động sản của nước này có chiều hướng ấm dần trong tháng 12/2015 với nhiều thành phố lớn thông báo giá nhà ở tăng so với tháng 11/2015.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN thành lập 6 nhóm công tác tài chính và tiền tệ
15:59'
Ngày 31/3, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết, các nước trong khu vực đã nhất trí thành lập 6 nhóm công tác về tài chính và tiền tệ.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN thảo luận các chương trình nghị sự tài chính và tiền tệ
15:10'
Ngày 30/3, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFCDM) đã thảo luận thảo luận về các chương trình nghị sự tài chính và tiền tệ khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của truyền thông Mỹ với các thỏa thuận thương mại khoáng sản với Nhật Bản
09:53'
Thỏa thuận mới về thương mại khoáng sản giữa Mỹ và Nhật Bản có thể tạo điều kiện để các công ty có lịch sử về yếu kém trong vấn đề bảo vệ môi trường được hưởng lợi từ các mức ưu đãi thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh thông báo gia nhập CPTPP
09:30'
Anh sẽ tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - thỏa thuận thương mại lớn nhất mà Anh tham gia sau khi rời Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc cắt giảm thủ tục hải quan cho du khách quốc tế
09:18'
Từ đầu tháng 5 tới, Hàn Quốc sẽ không yêu cầu hành khách nhập cảnh, bao gồm cả người Hàn Quốc và người nước ngoài, điền vào các mẫu đơn hải quan nếu không mang theo hàng hóa chịu thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc cải thiện tích cực trong tháng Ba
16:13' - 30/03/2023
Phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) ở tỉnh Hải Nam, ngày 30/3, Thủ tướng Lý Cường cho biết trong tháng Ba, tình hình kinh tế của Trung Quốc đã cải thiện so với hai tháng đầu năm.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác tài chính ASEAN+3
15:14' - 30/03/2023
Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đánh giá tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN+3 trong năm 2022 ghi nhận sự phục hồi sau giai đoạn COVID-19, chủ yếu đến từ tăng nhu cầu nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và EU đẩy mạnh hợp tác về thuế biên giới carbon mới
10:03' - 30/03/2023
Anh và EU đang tăng cường phối hợp nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu và phản ứng với chương trình trợ cấp xanh khổng lồ của Mỹ, một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai bên đang ấm dần lên.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo châu Á là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu?
18:59' - 29/03/2023
Theo báo cáo thường niên của BFA, tốc độ tăng trưởng khu vực châu Á trong năm 2023 có thể đạt 4,5%, cao hơn mức 4,2% trong năm 2022.