Trung Quốc lạc quan về "thể trạng" của nền kinh tế
Trong một nỗ lực nhằm khôi phục lòng tin của nhà đầu tư sau những xáo động trên các thị trường, giới chức Trung Quốc trong những phát biểu mới đây nhận định rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang xuất hiện những tín hiệu tích cực, trong khi tình trạng "chảy máu" vốn ra các thị trường bên ngoài cũng có xu hướng hạn chế hơn.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần trấn an các thị trường tài chính và các đối tác thương mại chủ chốt rằng chính phủ nước này có khả năng kiểm soát đà tăng trưởng chậm của nền kinh tế, sau khi thị trường chứng khoán trong nước chao đảo và đồng NDT bị mất giá.
Tới đầu tháng Ba năm nay, một số thống kê trong đó có số liệu về hoạt động đầu tư vào tài sản cố định và tình hình việc làm, đã chứng tỏ rằng "sức khỏe" nền kinh tế Trung Quốc đang cải thiện.
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) Chu Tiểu Xuyên cho biết tình trạng "chảy máu" vốn ra khỏi Trung Quốc thời gian qua cũng chậm lại đáng kể, khi mối quan ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã dịu xuống.
Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành lạc quan dự báo hoạt động ngoại thương của Trung Quốc có thể chứng kiến "cú lội ngược dòng" ngoạn mục trong tháng Ba này, sau khi đi xuống trong hai tháng trước đó.
Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện các chính sách ưu tiên nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong biên độ hợp lý.
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2016 là 6,5-7%, sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 6,9% năm 2015, mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua.
Bắc Kinh cũng cam kết áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt trong năm nay, trong khi xác định rõ rằng việc đẩy mạnh chi tiêu công và cắt giảm thuế sẽ hỗ trợ cho đà tăng trưởng kinh tế và "xoa dịu" những tổn thương từ việc cải cách cơ cấu.
Thêm vào đó, Phó Thủ tướng lưu ý rằng, Chính phủ Trung Quốc cũng cần ngăn chặn những rủi ro từ các thị trường chứng khoán, nợ, tiền tệ và bất động sản, nhằm tránh sự "lây lan" chéo giữa các thị trường và phòng ngừa các rủi ro mang tính hệ thống đối với nền kinh tế.
Ông Trương Cao Lệ cho biết, Chính phủ Trung Quốc sẽ đẩy mạnh cải cách về nguồn cung nhằm hạn chế tình trạng dôi dư công suất trong các lĩnh vực công nghiệp như than đá, thép, nhôm...
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc suy giảm, Philippines và Malaysia bị thiệt hại lớn nhất
11:54' - 18/03/2016
Các nghiên cứu của Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI) cho thấy Philippines và Malaysia là hai quốc gia trong ASEAN sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc
09:27' - 07/03/2016
Nhiều chuyên gia cho rằng, cho dù tốc độ tăng trưởng giảm, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn có tiềm lực lớn.
-
Kinh tế Thế giới
NDRC khẳng định kinh tế Trung Quốc sẽ không hạ cánh cứng
05:30' - 07/03/2016
Ông Từ Thiệu Sử kêu gọi mọi người có một cái nhìn khách quan hơn về tình hình kinh tế Trung Quốc và nhấn mạnh những dự đoán về cái gọi là cú “hạ cánh cứng” đối với kinh tế nước này là hoàn toàn sai.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng trên 6,5% trong 5 năm tới
14:35' - 22/02/2016
Với điều kiện phát triển tốt, các nền tảng cho tăng trưởng vững chắc và các công cụ chính sách đa dạng, kinh tế Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trên 6,5% trong 5 năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34'
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.