Trung Quốc lùi thời gian khôi phục hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới
Bộ Công Thương vừa nhận được thông tin từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết chính quyền tỉnh Quảng Tây đã quyết định kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên giới và tiếp tục tạm dừng hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới, trước mắt là tới cuối tháng 2 năm 2020.
Về phía chính quyền tỉnh Vân Nam, hiện chưa có thông tin chính thức nhưng trước những diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, nhiều khả năng chính quyền tỉnh Vân Nam cũng sẽ đưa ra quyết định tương tự.
Dù đã có nhiều nỗ lực để chuyển đổi xuất khẩu sang hình thức chính ngạch trong những năm qua nhưng cho tới nay, xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân tại các chợ biên giới vẫn là phương thức xuất khẩu chủ yếu đối với một số chủng loại nông sản của Việt Nam, trong đó có thanh long và dưa hấu.
Vì vậy, quyết định kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên giới và tiếp tục tạm dừng hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới của chính quyền 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam dự kiến sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu các loại nông sản này.
Quyết định của 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam là việc đã được Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự tính và liên tục cảnh báo trong những ngày qua. Theo khuyến nghị của 2 bộ, các doanh nghiệp đã chủ động có các biện pháp điều tiết nên lượng thanh long và dưa hấu đưa lên biên giới để xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân đã chậm lại đáng kể.
Theo báo cáo nhanh của các tỉnh, tính tới ngày 9/2 tại tỉnh Lạng Sơn chỉ tồn 173 xe thanh long, tại tỉnh Lào Cai là 152 xe, không tăng nhiều so với cuối tháng 1 năm 2020.
Quyết định của 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam chỉ ảnh hưởng tới hàng hóa đưa lên biên giới để xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân. Các lô nông sản xuất khẩu theo đường chính ngạch, kể cả thanh long, vẫn được làm thủ tục thông quan bình thường dù tiến độ có phần chậm hơn do phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Tây và Vân Nam giao thiệp với chính quyền 2 tỉnh để trao đổi các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của việc đóng cửa các chợ biên giới và dừng hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp và dự kiến còn kéo dài của dịch bệnh, khả năng 2 bên có thể sớm đưa ra những biện pháp hữu hiệu là không nhiều.
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương yêu cầu các loại nông sản đang dựa mạnh vào xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân (như thanh long và dưa hấu), kiến nghị các doanh nghiệp và người dân có biện pháp để điều tiết sản lượng, ít nhất là không sử dụng các biện pháp để gia tăng sản lượng vào thời điểm này.
Với những diện tích chưa gieo trồng, kiến nghị xem xét chuyển sang các loại nông sản khác dễ tiêu thụ hơn như khuyến nghị ngày 3/2 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngoài ra, sản lượng đã hoặc sắp thu hoạch, tiếp tục hạn chế đưa hàng lên biên giới trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch; liên hệ với chủ hàng để đàm phán chuyển đổi sang hình thức chính ngạch và chủ động áp dụng các biện pháp để sẵn sàng chuyển đổi sang hình thức chính ngạch như thay đổi bao bì, nhãn mác hàng hóa, dán tem truy xuất nguồn gốc…
Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các Phòng giấy phép của Bộ tại các địa phương ưu tiên cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho những lô hàng sẵn sàng chuyển sang hình thức chính ngạch.
Riêng các doanh nghiệp logistics, đặc biệt là những doanh nghiệp có kho lạnh, đề nghị tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nông sản thông qua việc ưu tiên bảo quản các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc và trong khả năng, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, giảm phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa để hỗ trợ cho nông dân như khuyến nghị ngày 6/2 của Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam.
Mặt khác, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị .. tiếp tục hỗ trợ nông dân tiêu thụ các loại nông sản đang gặp khó khăn như thanh long, dưa hấu.
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục các nỗ lực để tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, trong đó có việc chỉ đạo toàn bộ hệ thống Thương vụ và Tham tán Nông nghiệp tại nước ngoài tham gia tìm kiếm và giới thiệu khách hàng mới, góp phần thúc đẩy chuyển hướng tiêu thụ nông sản trong giai đoạn hiện nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn về xuất nhập khẩu tại Lào Cai
03:05' - 10/02/2020
Ngày 9/2, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh dẫn đầu cùng lãnh đạo và chuyên viên của Cục Xuất Nhập khẩu, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã lên làm việc tại tỉnh Lào Cai.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn: Các cửa khẩu/cặp chợ biên giới tiếp tục dừng hoạt động
20:26' - 07/02/2020
Sở Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn cho biết, ngày 7/2 đơn vị đã nhận được Công điện của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc thông báo về việc khôi phục hoạt động trao đổi cư dân biên giới.
-
DN cần biết
Lạng Sơn: Từ ngày 10/2, mở lại các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới
19:16' - 06/02/2020
Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn Hà Lê Hữu cho biết, ngày 5/2, Sở này đã nhận được thông báo của Thị Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) về việc mở lại các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiểm soát chặt cửa khẩu, chủ động phòng dịch từ biên giới
15:26' - 04/02/2020
Các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc có nguy cơ dịch bệnh do virus Corona (nCoV) xâm nhập vào địa phương là rất cao, cần chủ động phòng dịch ngay từ biên giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
21:15' - 10/06/2023
Phát triển hạ tầng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất đặc thù, đặc biệt, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo điều kiện cho hệ sinh thái tốt nhất phát triển nông nghiệp cùng với công nghiệp hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển thị trường khách du lịch Hồi giáo tại miền Trung
13:58' - 10/06/2023
Hội thảo “Phát triển chuỗi dịch vụ du lịch cho thị trường khách Hồi giáo tại miền Trung” đã diễn ra tại Đà nẵng với sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp du lịch khách sạn, nhà hàng, lữ hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Tích hợp thông tin trong căn cước cần quy định rõ quyền truy xuất, khai thác
13:39' - 10/06/2023
Sáng 10/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Căn cước và dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Nhiều đại biểu cho rằng, việc tích hợp thông tin trong căn cước cần quy định rõ quyền truy xuất khai thác.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay Quốc hội thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
08:06' - 10/06/2023
Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, ngày 10/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Căn cước, dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ Tổng kết và trao Giải Diên Hồng - Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ nhất
22:09' - 09/06/2023
Tối 9/6, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Tổng kết và trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (mang tên Diên Hồng) lần thứ nhất - năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng chuyển đổi số trong thực hiện cải cách hành chính
21:28' - 09/06/2023
Một số sở, ngành, địa phương chưa coi cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; chưa chú trọng trả lời kiến nghị của cá nhân, tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới sáng tạo và ứng biến linh hoạt trong kinh doanh
20:45' - 09/06/2023
Để thành công, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần xác định ý tưởng, kế hoạch kinh doanh, phát triển và thử nghiệm, thâm nhập thị trường và tăng trưởng mạnh mẽ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để hóa giải tình trạng thiếu điện?
19:44' - 09/06/2023
Nếu không tiết kiệm điện và có những giải pháp cấp bách, khi Thủy điện Hòa Bình về mực nước chết thì chúng ta sẽ mất 1.920 MW nữa. Tình hình lúc ấy sẽ rất khó khăn và căng thẳng hơn rất nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cơ sở về thiết lập mã số vùng trồng
18:41' - 09/06/2023
Cục Bảo vệ thực vật đã tập huấn, hướng dẫn thiết lập, cấp, quản lý mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói.