Trung Quốc nhấn mạnh Trung - Mỹ cần giải quyết bất đồng thương mại
Trung Quốc và Mỹ cần giải quyết những bất đồng và thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương trong tương lai.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn ngày 10/11 đã nhận định trên trong buổi tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại thủ đô Bắc Kinh.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương Kỳ Sơn nhấn mạnh mối quan hệ Trung-Mỹ trải qua những giai đoạn thăng trầm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây gần 4 thập niên, song mối quan hệ này nhìn chung đã tiến triển.
Ông khẳng định điều này không chỉ mang lại những lợi ích lớn lao cho nhân dân hai nước, mà còn góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn nhấn mạnh rằng những bài học lịch sử cho thấy rằng sự tôn trọng lẫn nhau, tham vấn bình đẳng và hợp tác đôi bên cùng có lợi là lựa chọn đúng đắn duy nhất thúc đẩy quan hệ song phương.
Ông kêu gọi hai nước đi theo xu hướng thời đại, tiếp tục củng cố sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tăng cường trao đổi và hợp tác trong nhiều lĩnh vực, giải quyết thỏa đáng những bất đồng và tìm ra các cách thức hòa hợp với nhau trong những tình hình mới, nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương trong 4 thập niên tiếp theo.
Về phần mình, cựu Ngoại trưởng Kissinger cho rằng giữa Mỹ và Trung Quốc có nhiều lợi ích chung hơn là bất đồng, đồng thời bày tỏ sự nhất trí rằng hai nước cần giải quyết các vấn đề hiện nay thông qua đối thoại và tham vấn bình đẳng để đạt được đồng thuận về phát triển quan hệ song phương trong tương lai. Ông cũng tuyên bố sẵn sàng nỗ lực để đạt được kết quả này.
Những tháng gần đây, Trung Quốc và Mỹ trả đũa lẫn nhau bằng cách liên tiếp áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của bên kia.
Không bên nào chịu "xuống nước", khiến các tranh cãi thương mại này làm rung chuyển các thị trường tài chính và phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dọa tiếp tục áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 267 tỷ USD nếu hai bên không thể đạt một thỏa thuận về thương mại.
Theo giới chuyên gia, một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - có thể sẽ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, vốn vừa có dấu hiệu phục hồi sẽ suy giảm trở lại.
Cụ thể, nếu bùng phát cuộc chiến thương mại áp dụng các biện pháp trừng phạt về thuế lẫn nhau giữa Mỹ với các nước Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Canada, Mexico, Hàn Quốc thì ước tính trong khoảng thời gian 5 năm (từ 2019-2023), tốc độ tăng trưởng sẽ giảm 2,7% so với trường hợp không xảy ra cuộc chiến thương mại.
Báo cáo về Thương mại và Phát triển năm 2018 do Hội nghị Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cuối tháng 9 vừa qua cho rằng tình trạng này sẽ khiến các nước có xuất siêu thương mại bị thu hẹp lại, như Trung Quốc, Nhật Bản, sẽ hạ tỷ suất hối đoái tiền tệ nhằm duy trì sức cạnh tranh.
Ngoài ra, việc các doanh nghiệp cắt giảm mức lương công nhân sẽ dẫn đến sự suy giảm nhu cầu và đầu tư trong nước.
Báo cáo thường niên của UNCTAD nhận định, 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính (2008-2018), nền kinh tế toàn cầu vẫn còn bất ổn, đặc biệt sự leo thang không ngừng của hàng rào thuế quan thương mại thời gian gần đây là một mối quan ngại lớn hơn, bởi vì nó sẽ làm nhiễu loạn hệ thống thương mại quốc tế, làm gia tăng tính bất ổn của thị trường và thu hẹp đầu tư, từ đó đem lại những tác động tai hại cho sự phát triển kinh tế trung hạn toàn cầu.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhận định nếu cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ tiếp tục mở rộng, những tác động tiêu cực mà Mỹ phải chịu sẽ lớn hơn Trung Quốc.
Các chuyên gia kinh tế của ECB đã thực nghiệm mô phỏng trên mô hình máy tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và của chính ECB, đặt ra trường hợp Mỹ áp đặt mức thuế 10% trên tất cả các hàng hóa nhập khẩu, các nước bị áp thuế có các biện pháp trả đũa tương ứng.
Kết quả cho thấy tỷ lệ tăng trưởng của Mỹ sẽ giảm 2% trong năm đầu của cuộc chiến thương mại, chi tiêu của các hộ gia đình Mỹ sẽ tăng lên, các doanh nghiệp giảm đầu tư và cắt giảm biên chế. Trong khi đó, thương mại toàn cầu sẽ chịu tổn thất 3%.
Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm nhưng Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang các nước khác, qua đó sẽ giảm nhập khẩu từ Mỹ của các nước này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Công ty Mỹ ở Trung Quốc tìm đường “lánh nạn”
06:30' - 09/11/2018
Hơn 70% các công ty Mỹ đang có hoạt động tại khu vực miền Nam Trung Quốc đang cân nhắc trì hoãn mở rộng đầu tư do cuộc chiến thương mại bắt đầu tác động đến lợi nhuận của họ.
-
Doanh nghiệp
Hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến
17:18' - 08/11/2018
Trước khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, lượng hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đã tăng đột biến trong tháng 10/2018.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ áp thuế đối với sản phẩm tấm nhôm hợp kim Trung Quốc
11:52' - 08/11/2018
Ngày 7/11, Bộ Thương mại Mỹ cho biết sẽ chốt mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm tấm nhôm hợp kim thông thường của Trung Quốc từ 96,3% lên 176,2%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiến hành truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp
15:19' - 15/07/2025
Nhà chức trách liên bang Mỹ vừa thực hiện một chiến dịch truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp tại hai trang trại cần sa ở Nam California, bắt giữ hơn 360 người.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát Mỹ ngày càng chịu sức ép lớn hơn từ thuế quan
11:08' - 15/07/2025
Các nhà kinh tế từ lâu đã cảnh báo rằng thuế quan có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại, và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sắp tới sẽ là phép thử cho nhận định này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế bạc tại Trung Quốc tạo ra thị trường trị giá nghìn tỷ
09:47' - 15/07/2025
Kinh tế bạc (kinh tế phục vụ cho người cao tuổi) đang tăng tốc, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng cuộc sống của nhóm người cao tuổi tại Trung Quốc ngày càng nâng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội lớn cho Indonesia xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu
09:44' - 15/07/2025
Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) nhấn mạnh Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia-Liên minh Châu Âu (IEU-CEPA) sẽ thúc đẩy thương mại giữa Indonesia và Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ tăng hơn gấp đôi
08:31' - 15/07/2025
Chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ đã tăng hơn gấp đôi trong những ngày gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng trưởng ổn định
08:31' - 15/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 21,79 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT), tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ dọa áp thuế "rất nặng" đối với Nga
08:30' - 15/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp đặt mức thuế "rất nặng" đối với Nga, nếu Moskva không đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng hàng không yêu cầu kiểm tra công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing
08:19' - 15/07/2025
Cơ quan Quản lý Hàng không dân dụng Ấn Độ (DGCA) đã ban hành chỉ thị yêu cầu các hãng hàng không trong nước kiểm tra khóa chốt công tắc nhiên liệu trên một số dòng máy bay Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 17% đối với cà chua Mexico
08:12' - 15/07/2025
Chính quyền Mỹ hôm 14/7 (theo giờ địa phương) bắt đầu áp mức thuế chống phá giá 17% đối với cà chua tươi nhập khẩu từ Mexico.