Trung Quốc ra mắt robot nhà nông
Một cánh tay sinh học mảnh mai len lỏi qua những luống cà chua, trong khi hệ thống thị giác 3D quét nhanh môi trường xung quanh. Khi dừng lại ở một bông hoa, các cảm biến trên đầu ngón tay đánh giá độ nhớt của phấn hoa, còn các thuật toán xử lý dữ liệu trong tích tắc.
Khi xác nhận đủ điều kiện, rung động tần số cao sẽ khiến phấn hoa được "phun sương", rồi rải chính xác lên những bông hoa lân cận – hoàn tất quá trình thụ phấn nhân tạo với độ chính xác đáng kinh ngạc. Sau đó, robot tiếp tục di chuyển đến cây tiếp theo, tránh vật cản với mức độ nhận thức gần như con người.Đây không phải là một cảnh phim khoa học viễn tưởng mà là robot nông nghiệp thông minh do nhóm nghiên cứu tại Đại học Phúc Đán (Fudan) của Trung Quốc phát triển - minh chứng sống động cho khái niệm trí tuệ nhân tạo hiện thân (embodied AI), một lĩnh vực tập trung vào việc phát triển các hệ thống AI có khả năng tương tác với thế giới thực.
Hệ thống này tích hợp hàng loạt công nghệ tiên tiến như thị giác 3 chiều, dẫn đường tự động, ra quyết định qua nền tảng đám mây và học sâu AI. Kết quả là một cỗ máy có thể mô phỏng nhận thức, ra quyết định và thực thi nhiệm vụ như con người – hoàn toàn khác biệt với các thiết bị đơn chức năng trước đây.
Theo Phó Giáo sư Shang Huiliang - người đứng đầu dự án trên, nhóm bắt đầu nghiên cứu vào năm 2021 sau khi xác định robot nông nghiệp là một hướng đi đầy tiềm năng. Ông chia sẻ: "Chúng tôi nhận thấy tự động hóa chính xác trong nông nghiệp là một lĩnh vực vừa đầy thách thức, vừa mở ra cơ hội lớn". Quá trình phát triển không hề dễ dàng. Những việc tưởng chừng đơn giản như thu hoạch trái cây bị che khuất, hay di chuyển trong vườn cây rậm rạp lại là những bài toán hóc búa cho máy móc. Trong điều kiện nhân lực hạn chế, nhóm áp dụng chiến lược nghiên cứu – phát triển có hệ thống. Ban đầu, họ tận dụng thế mạnh học thuật của Đại học Phúc Đán, hợp tác với chuyên gia về quang học và thuật toán để giải bài toán nhận diện trái cây bị khuất, trong khi các nhà khoa học vật liệu và kỹ sư cơ khí thiết kế cánh tay sinh học linh hoạt. Dần dần, một nhóm nghiên cứu liên ngành tinh gọn ra đời, bao gồm các lĩnh vực: cơ khí, điện tử, điều khiển tự động, phát triển phần mềm và AI. Sau 4 năm phát triển và trải qua 4 thế hệ cải tiến, robot hiện tại có thể phối hợp các bộ phận như mắt, não, tay, chân để vận hành trơn tru. Nhà khoa học Li Ruijiao - một thành viên nhóm nghiên cứu - cho biết: "Mẫu robot hiện tại của chúng tôi duy trì tỷ lệ thụ phấn thành công trên 90% ngay cả trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt". Hiện robot đang được thử nghiệm thực địa tại nông trại của tập đoàn Bright Food ở Trùng Minh và cho thấy hiệu quả vượt trội. Theo đánh giá, một robot có thể thay thế 6 lao động nông nghiệp, đồng thời duy trì hiệu suất và độ chính xác cao. Sự kết hợp giữa hiệu năng và khả năng chi trả đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong ngành. Nhóm nghiên cứu theo đuổi mô hình đổi mới dựa trên nhu cầu thực tiễn. Các thành viên đã thực hiện khảo sát thực địa tại 20 nông trại ở Thượng Hải và các tỉnh như Thanh Hải, Quảng Đông và Hải Nam để hiểu rõ những vấn đề mà người nông dân gặp phải. Nhà khoa học Li Ruijiao nhấn mạnh: "Chúng tôi đã đảo ngược quy trình nghiên cứu và phát triển truyền thống bằng cách bắt đầu từ những khó khăn thực tế của nông dân. Phát triển công nghệ cứng đòi hỏi giải quyết bài toán trong điều kiện thực tiễn".- Từ khóa :
- Trung Quốc
- robot nhà nông
- fudan university
Tin liên quan
-
Công nghệ
Cường quốc châu Á muốn đi đầu trong cuộc đua sản xuất robot hình người
15:19' - 26/03/2025
Trung Quốc đang tham vọng trở thành quốc gia đi đầu trong "cuộc đua" sản xuất robot hình người.
-
Doanh nghiệp
Nvidia: Robot hình người sẽ hiện diện trong các nhà máy sản xuất
08:58' - 20/03/2025
Ông Jensen Huang, Giám đốc điều hành (CEO) của Nvidia, cho rằng robot hình người sẽ trở thành một phần quan trọng trong các nhà máy sản xuất trong chưa đầy 5 năm tới.
-
Công nghệ
Trung Quốc phát triển robot sinh học khai thác tài nguyên không gian
15:43' - 18/03/2025
Trung Quốc đã chế tạo thành công robot khai thác không gian 6 chân lấy cảm hứng từ côn trùng, mở ra triển vọng mới cho hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên trên Mặt Trăng và các tiểu hành tinh.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
GM không đứng ngoài cuộc trong kỷ nguyên AI
14:10'
Công ty sản xuất ô tô General Motors (GM) hợp tác với doanh nghiệp tái chế pin và sản xuất vật liệu pin Redwood Materials để cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Công nghệ
Trung Quốc đưa “não người tí hon” lên trạm vũ trụ Thiên Cung
07:33'
Trung Quốc vừa đưa mô hình “não người tí hon” – một con chip kích thước bằng thẻ tín dụng chứa tế bào não người và mạch máu – lên trạm vũ trụ Thiên Cung.
-
Công nghệ
Camera AI thay cảnh sát: Quét vi phạm 24/7, gửi phạt trong 2 giờ
10:11' - 17/07/2025
Với việc sử dụng camera AI, nhiều hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông sẽ được phát hiện tự động, Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt xe vi phạm.
-
Công nghệ
Baidu sẽ triển khai taxi tự lái trên nền tảng Uber
08:12' - 17/07/2025
“Gã khổng lồ” Internet Trung Quốc Baidu và ứng dụng gọi xe Uber ngày 15/7 cho biết Baidu có kế hoạch ra mắt xe tự lái trên Uber tại châu Á và Trung Đông trong năm nay.
-
Công nghệ
Bảo vệ bản quyền trên không gian số
14:00' - 16/07/2025
Xuất bản số được đánh giá là “mỏ vàng” toàn cầu, mở ra dư địa tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp nội dung.
-
Công nghệ
Công nghệ số giúp vận hành thông suốt chính quyền địa phương 2 cấp
07:30' - 16/07/2025
Thành phố Cần Thơ đang đẩy mạnh triển khai áp dụng chuyển đổi số như phương thức giúp chính quyền địa phương 2 cấp vận hành hiệu quả, minh bạch và phục vụ người dân tốt hơn.
-
Công nghệ
ChromeOS và Android sẽ về chung một mái nhà
15:56' - 15/07/2025
Google sẽ kết hợp Chrome OS và Android thành một nền tảng duy nhất.
-
Công nghệ
“Sứ giả” thanh niên trên hành trình chuyển đổi số
08:31' - 15/07/2025
Trước yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc phổ cập kiến thức và kỹ năng số càng trở nên cấp thiết.
-
Công nghệ
Đột phá trong công nghệ biến CO₂ thành đường ăn
20:10' - 14/07/2025
Phát triển công nghệ sản xuất đường “không cần cây trồng” được coi là hướng đi chiến lược.