Trung Quốc sẵn sàng hợp tác gia nhập CPTPP
Ngày 23/11, một quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề kinh tế quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này muốn tiếp xúc với 11 nước thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để sẵn sàng hợp tác gia nhập hiệp định này.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa thông báo sẽ xem xét nghiêm túc việc gia nhập CPTPP.
Phát biểu trước báo giới, quan chức ngoại giao trên của Trung Quốc cho rằng khả năng mở rộng thành viên "có thể nằm trong chương trình thảo luận" giữa các quốc gia thành viên của hiệp định, đồng thời hy vọng việc Trung Quốc tham gia CPTPP sẽ sớm được thông qua.Tuy nhiên, ông xác nhận chưa có khung thời gian cụ thể cho việc Trung Quốc tham gia hiệp định này, trong khi có những lo ngại các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh với các thành viên CPTPP sẽ không suôn sẻ do những quy định thương mại tự do tiêu chuẩn cao của hiệp định.
Trước đó, tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) trực tuyến ngày 20/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết "chắc chắn sẽ cân nhắc" ý tưởng tham gia CPTPP.
CPTPP, tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ban đầu, các cuộc đàm phán TPP có 12 thành viên, song Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP vào năm 2017.
Hiệp định tiếp tục được 11 nước thành viên còn lại đàm phán và được đổi tên chính thức CPTPP.
Các nước thành viên hiện nay của CPTPP bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. 11 nước thành viên CPTPP vẫn chiếm khoảng 13% tổng GDP của thế giới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2020: Trung Quốc cân nhắc gia nhập CPTPP
08:07' - 21/11/2020
Ngày 20/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết chính phủ nước này sẽ cân nhắc "một cách tích cực" về khả năng gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu Hiệp định Thương mại RCEP và CPTPP
11:24' - 17/11/2020
Hiện có 2 cơ chế có thể trở thành thiết kế cho mô hình hợp tác của toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đó là Hiệp định RCEP và CPTPP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21'
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.