Trung Quốc tăng cường chi tiêu quân sự không chỉ để phòng thủ
Theo nhật báo Yomiuri, chiến lược tăng cường sức mạnh quân sự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm mở rộng ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc ở biển Đông, biển Hoa Đông và khu vực Tây Thái Bình Dương và loại bỏ ảnh hưởng của quân đội Mỹ sẽ làm suy yếu sự ổn định của khu vực.
Trong lúc sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đang mở rộng từ lĩnh vực thương mại sang an ninh, Trung Quốc đã công bố Sách Trắng Quốc phòng lần đầu tiên trong vòng 4 năm qua. Báo cáo này cho thấy sự thật rằng Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối đầu với Mỹ và biện hộ cho việc tăng cường sức mạnh quân sự với tốc độ cao của nước này.
Trong tài liệu trên, Trung Quốc chỉ trích chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi cho rằng Washington đã tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng và "làm suy yếu sự ổn định chiến lược toàn cầu". Trung Quốc cũng tỏ ra cảnh giác trước các động thái tăng cường liên minh với các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Trung Quốc khẳng định các đảo nhân tạo trên biển Đông và đảo Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư là "những phần không thể nhượng lại của lãnh thổ Trung Quốc" và đe dọa sử dụng vũ lực để hoàn thành việc thống nhất Đài Loan khi tuyên bố "chúng tôi không cam kết từ bỏ việc sử dụng vũ lực".
Bắc Kinh tuyên bố chính sách quốc phòng của Trung Quốc được xây dựng cho các "mục tiêu phòng thủ" nhằm bảo vệ an ninh và các lợi ích khác của nước này và rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ tìm cách bá chủ". Tuy nhiên, các hành động thực tế của Trung Quốc khác xa so với tuyên bố.
Chính quyền Bắc Kinh đã đặt mục tiêu nâng quân đội Trung Quốc lên ngang "tầm thế giới" vào giữa thế kỷ này. Ông Tập Cận Bình sẽ phải thừa nhận rằng Trung Quốc đang làm gia tăng tình trạng căng thẳng trong khu vực thông qua việc mở rộng các hoạt động quân sự và sử dụng quyền lực mà không đếm xỉa tới ý kiến của các nước khác, báo Yomiuri cho hay.
Sách Trắng đề cập tới việc triển khai vũ khí và thiết bị quân sự mới, trong đó có tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 với tầm bắn bao phủ các căn cứ của Mỹ ở Guam, các chiến đấu cơ tàng hình hiện đại sản xuất ở trong nước J-20 và tàu khu trục được trang bị tên lửa lớp 052D được trang bị hệ thống radar hiện đại.
Rõ ràng là Trung Quốc đang tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng không quân và hải quân từ các vùng biển xung quanh nước này tới các vùng biển ở phía Tây Thái Bình Dương, từ đó ngăn chặn sự tiếp cận và hoạt động của quân đội Mỹ.
Ngày 1/7, quân đội Trung Quốc đã phóng 6 tên lửa đạn đạo chống chiến hạm, mà nhiều người cho rằng là loại DF21D, trên biển Đông. Đây có thể là nhằm chứng tỏ năng lực tấn công của quân đội nước này từ Trung Quốc lục địa và từ đó, đe dọa quân đội Mỹ - lực lượng đang tham gia vào việc đảm bảo quyền tự do hàng hải trên biển Đông.
Đảm bảo an ninh của các tuyến đường biển là lợi ích chung của Nhật Bản và các nước khác. Các hành động nguy hiểm làm gia tăng tình trạng căng thẳng bằng cách cản trở tự do lưu thông trên biển Đông là những hành động không thể chấp nhận được.
Cũng cần chú ý tới vấn đề là Sách Trắng nhấn mạnh việc thúc đẩy hợp tác an ninh với Nga. Báo cáo này khẳng định hai nước sẽ tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung và tăng cường hợp tác nhằm phát triển các công nghệ quân sự mới.
Hoạt động diễn tập chung đầu tiên giữa Trung Quốc và Nga được tiến hành gần đây trên vùng biển xung quanh quần đảo Takeshima ở tỉnh Shimane của Nhật Bản mà phía Hàn Quốc đang kiểm soát bất hợp pháp có thể được coi là một phần trong sáng kiến này.
Trung Quốc và Nga có thể ký kết một thỏa thuận hợp tác quân sự mới, với mục đích gây xáo trộn tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhật Bản phải hành động để gia tăng quan hệ đồng minh với Mỹ và khả năng răn đe của nước này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bảo vệ chính sách thương mại đối với Trung Quốc
08:29' - 04/08/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/8 đã bảo vệ chính sách thương mại cứng rắn đối với Trung Quốc, cho rằng các loại thuế mà ông áp đặt đang mang lại hàng tỷ USD cho nước Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sức ép từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, kinh tế Mỹ có dấu hiệu sa sút
15:29' - 03/08/2019
Kinh tế Mỹ đang cho thấy những dấu hiệu sa sút dưới sức ép từ sự leo thang của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, với những tác động tiêu cực đến các ngành công nghiệp và các thị trường tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tỏ rõ lập trường cứng rắn trước quyết định áp thuế của Mỹ
14:45' - 03/08/2019
Trung Quốc sẽ đáp trả quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế lên số hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng đáp trả nếu Mỹ đánh thuế hàng hóa
16:26' - 02/08/2019
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 2/8, cho biết Trung Quốc sẽ có các biện pháp đáp trả nếu Mỹ nhất định áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường tiền tệ biến động mạnh sau căng thẳng Mỹ và Trung Quốc
14:12' - 02/08/2019
Thị trường tiền tệ thế giới biến động mạnh ngày 2/8 sau khi Tổng thống Mỹ thông báo sẽ áp thuế với số hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc, Mỹ chỉ trích nhau sau thông báo tăng thuế
13:48' - 02/08/2019
Ngày 2/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị lên tiếng chỉ trích Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 300 tỷ USD từ Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.