Trung Quốc tăng lượng dầu dự trữ ngay cả khi giá "vàng đen" lên cao
Các nguồn thạo tin cùng dữ liệu ngành công nghiệp mới đây cho hay Trung Quốc đã tăng cường mua dầu cho kho dự trữ của nước này ngay cả khi giá dầu tăng cao, bất chấp lời kêu gọi từ phía Mỹ về việc cùng phối hợp mở bán nguồn dầu dự trữ để giúp hạ nhiệt thị trường năng lượng toàn cầu.
Nguồn tin khác từ một công ty thương mại lớn cũng tiết lộ chính họ và các đối thủ của mình đã xuất một số lô hàng dầu thô từ Mỹ sang Trung Quốc trong tháng này.
Các nguồn tin nói rằng họ không rõ liệu Trung Quốc có biết trước về tình hình căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine hay không. Họ chỉ chia sẻ phía Trung Quốc đã quyết định tăng nguồn dự trữ dầu ngay cả khi giá lên cao. Chuyên gia Augustin Prate từ công ty tư vấn - phân tích dữ liệu Kayrros cho biết dự trữ dầu thô ở Trung Quốc đã tăng khoảng 30 triệu thùng kể từ giữa tháng 11/2021, với 10 triệu thùng đang ở các nhà máy lọc dầu và 20 triệu ở các cơ sở lưu trữ thương mại. Dựa trên thông tin thu được từ hình ảnh vệ tinh giám sát các bể chứa, Kayrros ước tính tổng lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc vào khoảng 950 triệu thùng. Trong khi đó, người phát ngôn của Tập đoàn Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (được gọi là Sinopec) cho biết, lượng nhập khẩu dầu thô trong tháng 1/2022 của họ ổn định so với cùng kỳ một năm trước và công ty vẫn đang tổng hợp dữ liệu tháng Hai. Người nay không chia sẻ thêm thông tin chi tiết. Đầu tháng này, một quản lý cấp cao hoạt động trong ngành kinh doanh dầu của Trung Quốc cho biết công ty của ông đã được yêu cầu nghiên cứu kế hoạch “giải phóng” dầu từ kho dự trữ. Nhưng phía chính phủ không đưa ra yêu cầu cuối cùng nào sau đó. Hai nguồn tin giao dịch khác có trụ sở tại Trung Quốc cho biết đợt mua vào bất thường của Unipec, chi nhánh thương mại của Sinopec, trong vài tuần qua một phần để mở rộng kho dự trữ. Những thông tin trên được đưa ra sau khi vào thứ Năm tuần trước (24/2), Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ đang làm việc với các quốc gia khác để tiến hành một đợt mở kho dự trữ mới sau đợt đầu tiên diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái. Mỹ đã thông báo bán ra 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ của mình vào tháng 11/2021 và cho biết Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh cũng có động thái tương tự.Song Trung Quốc, nước tiêu thụ và nhập khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới, chưa bao giờ chính thức cam kết thực hiện động thái này.
Thay vào đó, nền kinh tế châu Á này đang mua vào nhiều hơn để dự trữ. Phía bốn nước còn lại cho biết họ sẽ chỉ đưa ra thị trường một số lượng thùng dầu khiêm tốn.
Một nguồn tin cho hay Chính phủ Mỹ đang làm việc với Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) để giải phóng thêm dầu từ các kho dự trữ. Trung Quốc không phải là thành viên đầy đủ của IEA./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn năng lượng BP sẽ rút khỏi công ty dầu khí Rosneft của Nga
10:23' - 28/02/2022
Tập đoàn năng lượng BP của Anh ngày 27/2 cho biết sẽ rút khỏi công ty dầu khí Rosneft, nơi “ông lớn" này đang nắm giữ 19,75% cổ phần, sau khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang.
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Chưa thấy hồi kết
06:00' - 27/02/2022
Tại châu Âu, giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, và một trong những nguyên nhân chính là cuộc khủng hoảng Ukraine.
-
Phân tích - Dự báo
“Kỷ nguyên vàng đen” khép lại, thị trường dầu mỏ năm 2022 sẽ đi về đâu?
06:30' - 28/01/2022
Khởi đầu năm 2022, giá dầu thô “giằng co” quanh ngưỡng 80 USD/thùng, và có một số nhân tố lớn mang tính quyết định sẵn sàng kích hoạt "dây thần kinh nhạy cảm" của thị trường bất cứ lúc nào.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03'
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33'
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.
-
Hàng hoá
Giá cà phê thế giới tăng tuần thứ ba liên tiếp
08:38'
Giá cà phê Arabica tăng 6,64% lên 6.660 USD/tấn, thiết lập mức đỉnh mới trong 13 năm rưỡi, giá cà phê Robusta cũng tăng 4,4% lên gần 5.000 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Lý do khó phát triển diện tích chanh dây
08:27'
Đến thời điểm này, ngành nông nghiệp xác định không thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra, do nhiều nguyên nhân, chủ yếu đến từ việc bà con nông dân không mặn mà với loại cây trồng này vì giá cả bấp bênh.
-
Hàng hoá
Giá dầu có thể giảm 20% nếu Mỹ thực thi chính sách thuế quan mới
12:11' - 24/11/2024
Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá dầu thô toàn cầu có thể giảm 20%, vào cuối năm 2026, nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mới cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.