Trung Quốc thành lập Ban Thư ký thúc đẩy hợp tác lưu vực sông Mekong
Cơ chế hợp tác sông Mekong – Lan Thương được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và lãnh đạo năm nước thuộc lưu vực sông Mekong là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar tuyên bố chính thức khởi động vào tháng 3/2016.
Tại lễ thành lập, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cùng Đại sứ các nước thuộc lưu vực sông Mekong đã cùng ra mắt biển trụ sở “Ban Thư ký Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác sông Mekong-Lan Thương”.Ban Thư ký này được đặt tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, về mặt nghiệp vụ chịu sự chỉ đạo của Vụ châu Á, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, có nhiệm vụ chủ yếu là điều phối, kết nối hoạt động của các bộ, ngành hữu quan, chính quyền địa phương các nước trong lưu vực sông Mekong, qua đó thúc đẩy việc thực hiện các dự án hợp tác.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, qua bàn bạc, các nước trong lưu vực sông Mekong đã quyết định trong nửa đầu năm nay sẽ thành lập Ban Thư ký cấp quốc gia hoặc cơ chế điều phối; trong năm nay sẽ hoàn thành những chuẩn bị đầu tiên cho 45 dự án hợp tác thu hoạch sớm.Ông cũng thông báo trong sáu tháng cuối năm sẽ tổ chức Hội nghị Ngoại trưởng hợp tác sông Mekong – Lan Thương lần thứ ba, nhằm chuẩn bị tốt cho Hội nghị các nhà lãnh đạo hợp tác sông Mekong – Lan Thương lần thứ hai. Khi đó, các bên sẽ đề ra kế hoạch hợp tác 5 năm, cũng như đưa ra các dự án hợp tác cụ thể tiếp theo nằm trong số các dự án hợp tác thu hoạch sớm.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định, cơ chế hợp tác sông Mekong – Lan Thương mới chính thức khởi động chưa được một năm, nhưng sáu nước đã xây dựng cơ chế kết nối đồng bộ từ cấp lãnh đạo quốc gia, Bộ trưởng, quan chức cao cấp cho đến các tổ công tác. Bên cạnh đó, hơn một nửa trong số 45 dự án hợp tác thu hoạch sớm đã hoàn thành hoặc đang được thúc đẩy.Ngoài ra, trong năm lĩnh vực ưu tiên hợp tác là kết nối giao thông, hợp tác về năng lực sản xuất, phát triển kinh tế xuyên biên giới, hợp tác về tài nguyên nước và xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, sáu nước đã thành lập bốn Tổ công tác chung, tốc độ thúc đẩy hợp tác “vượt ngoài dự kiến”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đánh giá, so với các cơ chế hợp tác khác hiện có trong phạm vi lưu vực sông Mekong thì đặc điểm lớn nhất của hợp tác Mekong – Lan Thương là thiết thực, hiệu quả cao, điều này sẽ khiến nhân dân sáu nước được hưởng những lợi ích thực thụ từ kết quả hợp tác.Theo ông Vương Nghị, mục tiêu chung của sáu nước là cùng xây dựng hành lang hợp tác Mekong–Lan Thương, qua đó góp phần xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh giữa các nước thuộc lưu vực Mekong – Lan Thương.
Trong bài phát biểu chúc mừng, Đại sứ Campuchia KhekCSydoda cho biết tại Hội nghị Ngoại trưởng hợp tác sông Mekong–Lan Thương lần thứ hai, thông qua đề xuất của Campuchia, các bên đã nhất trí bầu Trung Quốc làm nước Chủ tịch chung vĩnh viễn trong Cơ chế hợp tác sông Mekong–Lan Thương.Bà đánh giá đây là Cơ chế hợp tác tiểu khu vực kiểu mới do sáu nước khởi xướng, quan tâm đến nhu cầu phát triển của từng nước. Cơ chế này thiết thực, hiệu quả hơn so với nhiều cơ chế hợp tác khác trong khu vực, có thể thúc đẩy sự giao lưu nhân dân và lưu thông hàng hóa giữa sáu nước, đồng thời là một sự bổ sung cho hợp tác Trung Quốc - ASEAN, có lợi cho việc rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN, đồng thời giúp nâng cao mức độ hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc viện trợ Campuchia xây cầu qua sông Mekong
20:03' - 04/02/2017
Chính phủ Trung Quốc sẽ viện trợ 57 triệu USD cho quốc gia Đông Nam Á này để xây dựng cây cầu bắc qua sông Mekong.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Mekong thường niên kết nối doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia
14:16' - 09/12/2016
Campuchia đứng vị trí thứ 2 trong tổng số hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ thu hút sự đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
09:20'
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.