Trung Quốc và Myanmar tăng cường quan hệ song phương
Trong chuyến thăm Myanmar từ ngày 24 đến 27/11 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Ning Jizhe đã có cuộc gặp với nhà lãnh đạo không chính thức của Myanmar là bà Aung San Suu Kyi và 11 bộ, ngành liên quan.
Hai bên đã nhất trí phối hợp các kế hoạch phát triển, thúc đẩy việc xây dựng một hành lang kinh tế và phát triển hợp tác trong các dự án trọng điểm chung. Hành lang kinh tế Trung Quốc - Myanmar dài 1.700 km, kết nối thành phố Côn Minh (Trung Quốc) với đặc khu kinh tế tại cảng Kyaukpyu thuộc bang Rakhine (Myanmar). Việc xây dựng một cảng nước sâu và một khu công nghiệp với sự tham gia của Trung Quốc là những dự án thí điểm của hành lang này. Một dự án khác trong tương lai là xây dựng tuyến đường sắt liên kết tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với bờ biển Vịnh Bengal, chạy gần như song song với hệ thống đường ống dẫn khí và ống dẫn dầu hiện có.Các dự án cảng và đường sắt giữa hai nước trong những năm gần đây đã bị "đóng băng". Tuy nhiên, trong tháng 10-11/2018, hai bên đã đồng ý quay trở lại công việc này một lần nữa và chuẩn bị một nghiên cứu khả thi. Cả hai bên đều mong muốn thực hiện các dự án trong điều kiện minh bạch tối đa, trên cơ sở cạnh tranh và kiểm soát chặt chẽ các chi phí ước tính. Đây là việc xây dựng đường dây tải điện từ Trung Quốc đến các khu vực ven biển của Myanmar, đi qua các khu vực đang trong tình trạng bất ổn giữa các bộ tộc và các nhóm vũ trang.Theo chuyên gia Aida Simonia của Viện Đông Phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, việc đi qua các khu vực đang bất ổn không phải là một trở ngại nghiêm trọng cho quá trình thực hiện dự án. Bà cho rằng chính quyền hoàn toàn có thể kiểm soát tình hình và có thể đảm bảo sự an toàn của các công trình xây dựng trong tương lai.
Bà Simonia nói “khi toàn bộ phương Tây quay lưng lại với Myanmar do vấn đề người tị nạn, Trung Quốc lại ủng hộ. Họ sẵn sàng tham gia hỗ trợ tài chính và giúp đỡ quá trình hồi hương người tị nạn. Trung Quốc rất quan tâm đến việc giải quyết vấn đề này. Đây là sự ổn định ở biên giới đất nước, là một sự đảm bảo cho việc thực hiện các dự án chung. Myanmar cần đến sự trợ giúp này vì đang bị cách ly với phương Tây”. Đối với Myanmar, cách duy nhất để thoát ra chính là phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc, bởi vì họ đang chịu sức ép lớn từ phương Tây (Mỹ và Liên minh châu Âu).Dưới chế độ quân sự ở Myanmar, phương Tây - với lý do Myanmar vi phạm nhân quyền - đã cắt đứt tất cả các mối quan hệ kinh tế và tài chính với nước này. Khi đó Trung Quốc, với tầm nhìn xa, đã lợi dụng điều này để gia tăng sự hiện diện trong nền kinh tế Myanmar. Phương Tây đã bỏ lỡ "bước nhảy" của Trung Quốc vào Myanmar, và khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cho phép phương Tây hợp tác với Myanmar, tất cả các lĩnh vực có lợi nhuận thực sự đã bị dòng vốn Trung Quốc chiếm giữ.Hiện giờ, có vẻ như tình hình đang lặp lại. Myanmar lại một lần nữa bị cô lập trên trường quốc tế khi xảy ra xung đột với phương Tây về vấn đề người tị nạn Rohingya. Trong bối cảnh này, Myanmar lại tích cực hướng tới Trung Quốc. Theo dự báo của chuyên gia Aida Simonia, Mỹ sẽ không thể ngăn chặn việc thực hiện các dự án giữa Myanmar và Trung Quốc. Khi phương Tây dường như chậm trễ một lần nữa, Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện kinh tế của họ ở Myanmar./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Myanmar xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo trong giai đoạn chuyển tiếp của tài khóa mới
13:33' - 15/10/2018
Myanmar đã xuất khẩu 1,12 triệu tấn gạo trong thời kỳ sáu tháng chuyển tiếp sau khi chính phủ thay đổi thời điểm xác định tài khóa từ tháng Tư sang tháng Mười.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàng nghìn người dân Myanmar phải sơ tán khẩn cấp vì lũ lụt
19:17' - 27/07/2018
Hàng nghìn người đã phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán do lũ lụt sau khi mưa lớn xối xả trút xuống các bang miền Nam Myanmar trong những ngày qua.
-
Doanh nghiệp
Viettel tại Myanmar vượt mốc 2 triệu thuê bao sau hơn 1 tháng khai trương
20:14' - 22/07/2018
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) mới đây công bố Mytel – thương hiệu Viettel tại Myanmar đã vượt mốc 2 triệu thuê bao sau hơn 1 tháng khai trương.
-
Thị trường
Việt Nam xuất khẩu lô thịt lợn đầu tiên sang Myanmar
19:53' - 25/06/2018
Chiều 25/6, Tập đoàn Mavin cùng Tập đoàn Sojitz Nhật Bản đã tổ chức "Lễ công bố xuất khẩu thịt lợn thành công và Ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Sojitz - Nhật Bản".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.