Trung Quốc với bài toán tăng trưởng và môi trường
“Diễn đàn Đông Á” số mới ra có bài viết cho rằng kể từ khi phát động chính sách mở cửa và cải cách kinh tế vào cuối năm 1978, kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng ngoạn mục, giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi tình cảnh đói nghèo. Tuy nhiên, để đạt được điều này, Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào than đá để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Khói mù dày đặc thường xuyên do đốt than bao phủ thủ đô Bắc Kinh và các khu vực khác. Nghiêm trọng hơn, biến đổi khí hậu toàn cầu đang gây ra nhiều mối đe dọa đối với Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận thức được những thách thức này. Trung Quốc đã đưa ra những mục tiêu sinh thái cùng mức độ ưu tiên của các chính sách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đang có những bước chuyển biến ấn tượng để hướng tới thực hiện một mô hình phát triển kinh tế carbon thấp. Trước khi diễn ra Hội nghị biến đổi khí hậu ở Copenhagen hồi năm 2009, Trung Quốc đã cam kết cắt giảm lượng khí thải carbon 40%-45% so với mức của năm 2005 vào năm 2020. Theo tuyên bố chung về biến đổi khí hậu Trung-Mỹ hồi tháng 11/2014, Trung Quốc đã tăng cường hơn nữa cam kết của nước này, đồng ý hạn chế lượng khí thải carbon tối đa vào năm 2030 và tăng mức sử dụng nhiên liệu phi hóa thạch lên đến 20%.Những cam kết này đã chính thức được Trung Quốc đưa vào Dự thảo Đóng góp Quốc gia trình lên Liên hợp quốc (LHQ) trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Paris.
Việc giới hạn tiêu thụ than không chỉ đòi hỏi những nỗ lực lớn trong các lĩnh vực trọng điểm mà còn đòi hỏi nỗ lực phối hợp giữa các vùng. Kế hoạch Hành động Phòng chống Ô nhiễm Không khí của Chính phủ Trung Quốc đã đặt ra những mục tiêu nghiêm ngặt hơn đối với các khu vực nguy hiểm ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, đồng bằng sông Dương Tử và đồng bằng sông Châu Giang. Do vấn đề môi trường có tính chất xuyên biên giới, nên các khu vực lân cận đang tăng cường phối hợp hành động tập thể, làm tăng đáng kể hiệu quả nỗ lực của họ.Năng lượng tái tạo là một giải pháp lâu dài trước những lo ngại về môi trường của Trung Quốc và là 1 trong 7 ngành công nghiệp chiến lược mới nổi. Trung Quốc đã đề ra mục tiêu sử dụng các nguồn năng lượng thay thế đáp ứng 20% nhu cầu năng lượng vào năm 2030 của nước này.
Để giảm ô nhiễm môi trường, một loạt chương trình và sáng kiến hiện tại cần phải được chính quyền tăng cường. Trung Quốc cần giảm sử dụng các nhà máy điện đốt than và tăng cường chuyển đổi sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Cơ quan Năng lượng Quốc gia đã yêu cầu 13 chính quyền địa phương ngừng cấp phép cho các nhà máy điện đốt than mới cho đến cuối năm 2017. Để đảm bảo chuyển đổi suôn sẻ và thành công sang nền kinh tế xanh, Trung Quốc cần tập trung nhiều hơn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tu sửa và đổi mới. Các nghiên cứu cho thấy những yếu tố này trước đây đã bị đánh giá thấp. Việc loại bỏ các nhà máy sản xuất năng lượng lỗi thời cũng nên được đặt trong danh sách những việc ưu tiên hàng đầu. Đối với các ngành công nghiệp than và thép,Chính phủ Trung Quốc đã công bố các mục tiêu hạn chế sản xuất dư thừa và áp đặt lệnh cấm khai thác các mỏ than mới trong vòng 3 năm. Việc cải cách này không dễ dàng gì và sẽ khiến hàng triệu người phải tìm việc làm thay thế. Chính quyền trung ương cũng đã nhận thức về những khó khăn này và thành lập các quỹ để hỗ trợ những người trong quá trình tái cơ cấu.
Việc Trung Quốc thúc đẩy kinh tế xanh không phải là hoàn toàn mới. Cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nhận thấy mức độ nghiêm trọng của suy thoái môi trường ở Trung Quốc và khẳng định rằng việc khuyến khích tăng trưởng kinh tế bất chấp tổn hại môi trường cần phải chấm dứt.Trung Quốc đang nghiêm túc thực hiện các chính sách để đảm bảo có sự thay đổi về môi trường. Đây chính là lý do để lạc quan về sự cải thiện tình hình biến đổi khí hậu tại quốc gia rộng nhất và đông dân nhất thế giới này.
>>>Bắc Kinh tiếp tục ban bố cảnh báo vàng do ô nhiễm không khí
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bắc Kinh tiếp tục ban bố cảnh báo vàng do ô nhiễm không khí
12:47' - 16/01/2017
Chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đêm 15/1 đã ban bố cảnh báo vàng về tình trạng ô nhiễm không khí do có một đợt khói mù mới sẽ bao phủ thành phố cho đến đêm 17/1.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc: Ô nhiễm khói độc khiến cảnh sát vào cuộc
16:39' - 08/01/2017
Chính quyền thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc ngày 7/1 thông báo lực lượng mới thuộc cảnh sát môi trường sẽ cố gắng giảm mức độ độc hại của khói độc đang bao phủ thủ đô Bắc Kinh.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc lần đầu tiên cảnh báo "đỏ" về ô nhiễm không khí
15:45' - 03/01/2017
Trung tâm Khí tượng học quốc gia của Trung Quốc ngày 3/1 đã ban bố cảnh báo "đỏ" về tình trạng ô nhiễm không khí nặng do sương mù dày đặc ở một số khu vực miền Bắc và miền Đông nước này.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàng chục thành phố Trung Quốc báo động đỏ do ô nhiễm
20:52' - 31/12/2016
Khoảng 24 thành phố của Trung Quốc đang trong tình trạng báo động đỏ do ô nhiễm không khí nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới các kế hoạch đón Năm mới của nhiều người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11'
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35'
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24'
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05'
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25'
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26'
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine ký Bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản
08:26'
Ngày 17/4, Ukraine thông báo nước này và Mỹ đã ký một Bản ghi nhớ, coi đây là bước đầu hướng tới việc đạt thỏa thuận về phát triển nguồn tài nguyên khoáng sản ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan ủng hộ cách tiếp cận tập thể của ASEAN trong đàm phán thuế quan với Mỹ
07:51'
Thủ tướng Thái Lan ngày 17/4 cho biết Thái Lan sẵn sàng ủng hộ cách tiếp cận tập thể của ASEAN trong tiến trình đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia trong khu vực.