Trường học ở Hà Nội: Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, ngày 1/2, toàn bộ học sinh các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đã chính thức tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.
Ngay trong ngày đầu tiên học sinh nghỉ học, các đơn vị, trường học đã chủ động kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch COVID-19 như ở thời điểm trước đây, đồng thời chuyển trạng thái dạy học với tinh thần “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”.
Đồng tình với quyết định của UBND thành phố Hà Nội về việc cho toàn bộ học sinh các cấp học tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19, chị Vũ Ánh Nguyệt, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) cho rằng, việc cho học sinh nghỉ trước hết là đảm bảo sức khỏe của học sinh và toàn bộ cán bộ, nhân viên, giáo viên trong trường.
Hơn nữa, để học sinh không bị gián đoạn nền nếp học tập, các giáo viên cũng chủ động gửi bài tập qua các nhóm của lớp. Nếu nhà trường triển khai dạy học trực tuyến, chị sẵn sàng đồng hành cùng con.
Có con học tại Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), anh Vũ Phấn Tiến cũng cho rằng, cho học sinh nghỉ học vào thời điểm này là phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch, nhất là khi có một số trường học trên địa bàn đã có các trường hợp F0, F1, F2.
Học sinh không còn bỡ ngỡ với việc học trực tuyến, nên trước mắt, để đảm bảo an toàn đây là phương án tốt nhất.
Với ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, đây không phải là lần đầu tiên cán bộ, giáo viên và học sinh tạm dừng việc tổ chức dạy, học trực tiếp tại lớp. Với kinh nghiệm phòng, chống dịch ở thời điểm trước, nhiều cơ sở giáo dục đã chủ động các biện pháp phòng, chống dịch và xây dựng kế hoạch học tập đáp ứng trong tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp.
Theo ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân (Hà Nội), khi tình hình dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, các nhà trường trên địa bàn quận đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động. Giáo viên và học sinh cũng thích ứng nhanh chóng với tình hình mới.
Cùng với việc duy trì các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, các nhà trường đã sẵn sàng, chủ động triển khai các hình thức dạy học phù hợp trong điều kiện học sinh tạm dừng đến trường.
Cũng từ ngày 1/2, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã chỉ đạo 70 trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tăng cường tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tuân thủ nghiêm túc “Thông điệp 5K” của Bộ Y tế, tuyệt đối không chủ quan, lơ là.
Qua kiểm tra, 100% các trường trên địa bàn huyện đều bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế, sẵn sàng đáp ứng cho công tác phòng, chống dịch lâu dài.
Ông Hoàng Mạnh Cường - quyền Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ cho biết, cùng với việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc cho học sinh tạm nghỉ học ở trường, ngay từ ngày 1/2, các nhà trường trong huyện đã chuyển sang tổ chức dạy học trực tuyến.
Tại Trường Trung học cơ sở Ngọc Lâm (quận Long Biên), theo chỉ đạo của quận, nhà trường đã chủ động triển khai việc hướng dẫn học sinh học trực tuyến ngay từ đầu tiết 1 và tiết 2 của buổi học sáng 1/2. Toàn bộ 27 giáo viên chủ nhiệm đã phổ biến nội quy, quy định học trực tuyến để học sinh nắm rõ.
“Sáng 1/2, Hội đồng sư phạm nhà trường đã họp để xây dựng kế hoạch học trực tuyến cho đến hết năm học 2020 - 2021. Chúng tôi đã đưa ra 2 phương án trực tiếp và trực tuyến. Trước mắt, trong tuần nghỉ học trước Tết, chúng tôi sẽ vừa ôn luyện kiến thức cho học sinh, đồng thời dạy bài mới ngay”, bà Ngô Hồng Giang - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Ngọc Lâm cho biết.
Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) cũng đang sắp xếp thời khóa biểu và “khởi động” lại quy trình dạy học trực tuyến. Tối 31/1, trường đã họp để lên phương án dạy học trực tuyến theo phương án chung của quận Cầu Giấy. Đến sáng 1/2, các giáo viên trong trường đã tổ chức họp tổ chuyên môn để thống nhất về nội dung triển khai dạy học trực tuyến.
“Trước mắt, nhà trường sẽ ôn tập cho học sinh trong 1 - 2 ngày đầu để các em quen với việc học trực tuyến. Sau đó, nhà trường sẽ triển khai dạy bài mới nếu các giáo viên thống nhất được trong các tổ chuyên môn.
Trường hợp chưa chuẩn bị kỹ nội dung dạy trực tuyến, nhà trường sẽ ôn tập cho học sinh trong thời gian từ nay đến lúc nghỉ Tết. Ngay sau Tết, nếu học sinh vẫn nghỉ để phòng, chống dịch COVID-19, nhà trường sẽ triển khai dạy bài mới ngay”, bà Lê Thị Thúy Nga - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng cho biết.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, ngay từ ngày đầu tiên nghỉ học, một số trường học trên địa bàn thành phố đã triển khai dạy học trực tuyến. Một số trường cũng khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để tổ chức dạy học trực tuyến, quyết tâm không để học sinh bị gián đoạn việc học.
Ngoài ra, theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các đơn vị, trường học thực hiện nghiêm túc lịch trực đơn vị và duy trì các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Trung ương, thành phố Hà Nội và Bộ Giáo dục và Đào tạo, quyết tâm bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh./.
>>>Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học, dừng các hoạt động văn hóa, lễ hội để phòng dịch
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Học sinh TP.HCM chuyển sang học trực tuyến từ ngày mai
18:26' - 01/02/2021
UBND Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản khẩn gửi cho phép học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp dừng đến trường từ ngày 2/2/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng không tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn năm 2021
17:42'
Chiều 25/2, UBND quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) đã có văn bản thông báo về việc tạm ngừng tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn năm 2021.
-
Kinh tế & Xã hội
Philippines bắt đầu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 từ tuần tới
17:41'
Ngày 25/2, một quan chức cấp cao Philippines thông báo nước này sẽ nhận những liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên, cho phép khởi động chiến động chiến dịch tiêm chủng quốc gia từ tuần tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Hưng Yên kết thúc phong tỏa xã Yên Phú
17:10'
Ngày 25/2, UBND tỉnh Hưng Yên thông báo, việc phong tỏa xã Yên Phú (huyện Yên Mỹ) và giãn cách xã hội đối với huyện Yên Mỹ và huyện Khoái Châu sẽ được kết thúc từ 9 giờ 30 phút ngày 26/2.
-
Kinh tế & Xã hội
Lao động Việt Nam có vai trò quan trọng cho kinh tế Nhật Bản hậu COVID-19
16:50'
Báo Kinh doanh hiện đại của Nhật Bản số ra ngày 25/2 đã nhận định Việt Nam tiếp tục là nguồn cung cấp lao động quan trọng cho sự phục hồi và phát triển kinh tế của Nhật Bản hậu COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Bạc Liêu bác thông tin trong bài "Xác tàu có chữ nước ngoài tấp vào bờ biển Gành Hào”
16:07'
Trước đó, ngày 23/2/2021, Báo điện tử Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng bài viết “Xác tàu có chữ nước ngoài tấp bờ biển Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu”.
-
Kinh tế & Xã hội
Hải Dương gỡ bỏ phong tỏa một phần thuộc Khu 4 ở thị trấn Ninh Giang
15:50'
Đến chiều 25/2, huyện Ninh Giang, Hải Dương đã gỡ bỏ phong tỏa, cách ly y tế một phần thuộc Khu 4 ở thị trấn Ninh Giang và Xóm 7 (thôn Ngọc Hòa, xã Vĩnh Hòa).
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội ghi nhận một trường hợp vừa ra viện lại tái dương tính SARS-CoV-2
15:42'
Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, ngày 25/2, trên địa bàn thành phố ghi nhận một bệnh nhân COVID-19 đã được chữa trị tái dương tính với SARS-CoV-2.
-
Kinh tế & Xã hội
Trong tháng 2, các tỉnh phía Bắc sẽ kết thúc gieo cấy vụ Đông Xuân
15:32'
Các địa phương phía Bắc tranh thủ lấy nước, tập trung chăm sóc mạ, cương quyết không cấy mạ già, mạ ống, kết thúc gieo cấy trong tháng 2.
-
Kinh tế & Xã hội
Rừng tại Đức suy giảm kỷ lục năm 2020
15:03'
Ngày 24/2, Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Julia Kloeckner cho biết thực trạng suy thoái rừng tại nước này năm 2020 đã xuống mức thấp kỷ lục do cháy rừng, hạn hán và sự phá hoại của côn trùng cánh cứng.