Truy tố nguyên Giám đốc Công ty CIPC và 5 đồng phạm
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Cao Minh Tâm (sinh năm 1959, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp – viết tắt là CIPC) và 5 đồng phạm về cùng tội "Tham ô tài sản" theo quy định tại Điều 353 – Bộ luật Hình sự năm 2015.
Năm đồng phạm của bị can Cao Minh Tâm trong vụ án này đều là các cán bộ của Công ty CIPC gồm: Trần Tân Sơn (sinh năm 1977, kỹ sư xây dựng), Trần Văn Thắng (sinh năm 1979, kỹ sư xây dựng), Ngô Anh Tuấn (sinh năm 1972, cán bộ kỹ thuật điện công trình), Nguyễn Quang Duy (sinh năm 1991, thủ kho công trình) và Cao Thanh Huyền (sinh năm 1988, kế toán). Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Công ty CIPC có 52,15% vốn Nhà nước. Năm 2016, Cao Minh Tâm được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty. Tháng 3/2017, Công ty CIPC ký hợp đồng thi công các hạng mục công trình tầng hầm từ cốt 0,00 trở xuống với Công ty cổ phần bất động sản Đông Anh, thuộc Dự án tổ hợp thương mại, văn phòng và nhà ở để bán tại 119 đường K2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Giá trị hợp đồng hơn 188 tỷ đồng. Để thực hiện hợp đồng đã ký kết, Công ty CIPC ra quyết định thành lập Ban chỉ huy công trường gồm các bị can: Trần Tân Sơn (Chỉ huy trưởng), Trần Văn Thắng (Chỉ huy phó), Cao Thanh Huyền (Kế toán công trường), Ngô Anh Tuấn (cán bộ kỹ thuật điện), Nguyễn Quang Duy (thủ kho) và một số thành viên khác. Theo quy định, Ban chỉ huy công trường có trách nhiệm trực tiếp quản lý tài sản, con người, phương tiện, máy móc, tiến hành thi công các hạng mục công trình, lập hồ sơ nghiệm thu để làm căn cứ thanh toán với chủ đầu tư. Quá trình thực hiện, Ban chỉ huy công trường, Phòng kế hoạch dự án, lãnh đạo Công ty CIPC đã đề xuất duyệt mua nguyên liệu (thép) số lượng lớn so với hồ sơ thiết kế. Theo quy định của Công ty CIPC về xử lý số lượng vật tư dư thừa, công ty phải có quyết định bằng văn bản việc thành lập hội đồng thanh lý, hội đồng bán đấu giá. Để chiếm đoạt tiền của công ty, các bị can đã rút tiền Nhà nước để ăn chia, chiếm đoạt sử dụng cá nhân. Cụ thể, mặc dù Công ty chưa CIPC có quyết định, chưa thành lập hội đồng thanh lý, hội đồng đấu giá nhưng Cao Minh Tâm đã chỉ đạo cấp dưới bán thép vụn, thép cây, ván khuôn với số lượng lớn rồi chiếm đoạt. Tổng số tiền các bị can chiếm đoạt của Công ty CIPC từ việc bán thép vụn, thép cây, ván khuôn là hơn 860 triệu đồng. Trong đó, Trần Tân Sơn chiếm hưởng 15 triệu đồng; Ngô Anh Tuấn chiếm hưởng hơn 845 triệu đồng. Nguyễn Quang Duy bị xác định phạm tội với vai trò đồng phạm giúp sức. Ngoài ra, các bị can: Cao Minh Tâm, Trần Tân Sơn, Trần Văn Thắng và Cao Thanh Huyền còn bị Viện Kiểm sát kết luận có hành vi chiếm đoạt tiền thông qua việc lập hồ sơ thanh toán khống khối lượng vật tư, vật liệu (trên 4 hợp đồng). Các bị can bị xác định đã rút quỹ công trường để chỉ tiêu hơn 1 tỷ đồng rồi thống nhất lập hồ sơ mua bán nguyên vật liệu khống với 4 công ty, gây thất thoát hơn 1 tỷ đồng của Công ty CIPC (trong đó hơn 144 triệu đồng đã nộp thuế và hơn 944 triệu đồng đã dùng để bù vào quỹ công trình do đã sử dụng chi tiêu trước).Đối với hành vi này, Viện Kiểm sát cho rằng, Trần Văn Thắng đã chiếm hưởng hơn 355 triệu đồng, Trần Tân Sơn chiếm hưởng hơn 435 triệu đồng, Cao Minh Tâm chiếm hưởng 210 triệu đồng, Cao Thanh Huyền chiếm hưởng 20 triệu đồng.
Riêng Trần Văn Thắng còn chiếm hưởng số tiền quỹ công trường là hơn 24 triệu đồng. Thắng đã nộp 100 triệu đồng cho Công ty CIPC để khắc phục hậu quả./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Lãnh đạo Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS bị truy tố
21:08' - 09/12/2020
Ngày 9/12, Tòa phúc thẩm của Hà Lan đã quyết định truy tố người đứng đầu Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) Ralph Hamers về tội rửa tiền khi ông giữ vị trí Giám đốc điều hành (CEO) Ngân hàng ING (Hà Lan).
-
Kinh tế và pháp luật
Truy tố ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh liên quan đến vụ Ethanol Phú Thọ
12:27' - 19/11/2020
VKSND tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại PVB.
-
Kinh tế và pháp luật
Truy tố 3 đối tượng tổ chức cho người nước ngoài lưu trú trái phép tại Tp Hồ Chí Minh
15:27' - 18/11/2020
Viện Kiểm sát nhân dân Tp Hồ Chí Minh đã hoàn tất cáo trạng, truy tố 3 đối tượng tổ chức, môi giới cho hàng chục người Trung Quốc lưu trú trái phép tại Tp Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt chủ cơ sở sản xuất, bán trót lọt hàng chục ngàn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả
16:21'
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Bắc Giang) đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Vĩnh để điều tra, làm rõ về hành vi sản xuất các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt trường hợp phát live stream thông tin sai sự thật
15:37'
Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính một trường hợp về việc live stream thông tin sai sự thật tại trụ sở Đội Sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt cán bộ Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II
15:22'
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã đồng loạt thi hành lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm kiểm định khu vực II và Trạm kiểm định Đông Sài Gòn.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội điều chỉnh giao thông nhiều tuyến phố trọng điểm
12:22'
Sở Xây dựng Hà Nội thông báo phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên một số tuyến đường.
-
Kinh tế và pháp luật
Góc nhìn 365: Sữa giả, kẹo giả và nỗi lo thật
12:21'
Dư luận đang sôi sục, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thông tin về việc triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả quy mô lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
-
Kinh tế và pháp luật
Thái Lan trấn áp tội phạm lừa đảo qua tổng đài và xuyên quốc gia
07:00'
Thái Lan đang tăng cường biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn các vụ lừa đảo qua tổng đài điện thoại và tội phạm xuyên quốc gia, thể hiện cam kết của chính phủ trong cuộc chiến chống loại hình tội phạm này.
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với gần 600 chủng loại
21:26' - 17/04/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ phát hiện gần 600 loại sữa giả: Chi cục ATVSTP Hà Nội nói gì về việc cấp giấy phép công bố
21:21' - 17/04/2025
Trong số gần 600 loại sữa giả mới bị phát hiện, Chi cục ATVSTP Hà Nội cấp giấy tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm của 71 sản phẩm, chủ yếu là thực phẩm dinh dưỡng.
-
Kinh tế và pháp luật
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an xử lý vụ sữa giả
21:17' - 17/04/2025
Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn.