Truyền thông Italy đánh giá cao ban lãnh đạo mới của Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 5/4, ngay sau khi Quốc hội Việt Nam bầu thành công các chức danh chủ chốt, hãng thông tấn Italy Agenziastampaitalia đã đăng bài viết của tác giả Andrea Fais. đánh giá ban lãnh đạo mới của Việt Nam đưa đất nước tái khởi động trong điều kiện thuận lợi.
Theo bài viết, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam bế mạc vào ngày 1/2 vừa qua, với việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Ngày 31/3, Quốc hội khóa XIV đã bầu ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội, với 98,54% tổng số đại biểu tán thành.
Sau đó, ngày 5/4, Quốc hội khóa XIV đã bầu ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu Quốc hội khóa XIV, giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021, với 97,5% tổng số đại biểu tán thành; bầu ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội khóa XIV giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, với 96,25% tổng số đại biểu tán thành.
Bài báo nhận định cùng với việc ông Nguyễn Phú Trọng được bầu là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng 2, việc Quốc hội Việt Nam bầu thành công các chức danh lãnh đạo chủ chốt gồm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã hình thành bộ máy lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam trong 5 năm tới.
Các nhà phân tích cho rằng mặc dù có những khó khăn ban đầu do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, song ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ đủ sức đối phó với mọi thách thức trong tương lai.
Đánh giá về kinh tế Việt Nam, bài báo dẫn chứng thực tế bất chấp sự biến động của chuỗi cung ứng toàn cầu, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong năm 2020 vẫn tăng trưởng 2,91% nhờ xuất khẩu thép, sản phẩm điện tử và máy tính.
Theo báo cáo hồi tháng 1 vừa qua của Viet Dragon Securities - một công ty dịch vụ tài chính Việt Nam, năm 2020, Việt Nam gián tiếp được hưởng lợi bởi châu Âu giảm mạnh nhập khẩu thép từ Thổ Nhĩ Kỳ - nhà cung cấp thép hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), với mức giảm từ 3,4 xuống 2,4 triệu tấn. Trong khi đó, xuất khầu thép thực tế của Việt Nam sang Trung Quốc tăng gấp 7 lần, đạt 3,54 triệu tấn.
Mặt hàng điện tử tiếp tục ghi nhận sự cải thiện so với kết quả vốn đã khả quan của năm 2019, theo đó cũng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của Việt Nam. Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Mỹ đã tăng nhập khẩu hàng điện tử từ Việt Nam thêm 33% trong 6 tháng đầu năm 2020.
Cùng với máy móc, Việt Nam không ngừng tăng cường khả năng thu hút đầu tư, không chỉ từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà còn từ Mỹ và Pháp, trên hết là nhờ vào sự đổi mới của các trung tâm kinh tế như Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh và Hải Phòng.
Bài viết khẳng định nhìn chung cán cân thương mại của Việt Nam năm 2020 vẫn là một xu hướng tích cực gần như liên tục kể từ năm 2012, với mức xuất siêu đạt khoảng 20 tỷ USD.
Bài báo lưu ý các mục tiêu của Chính phủ Việt Nam được nêu trong bài phát biểu nhậm chức của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Theo đó, chính phủ sẽ tập trung vào 5 ưu tiên. Cụ thể, các ưu tiên gồm xây dựng chương trình hành động để cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược; Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật; Quản lý, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển đất nước, đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược có trọng tâm, trọng điểm, coi trọng chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ; Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và người dân, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi hơn nữa để sản xuất kinh doanh phát triển; Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Đề cập sự điều hành của Chính phủ Việt Nam, bài viết khẳng định các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đưa ra nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trên thế giới, có tác dụng ngăn chặn tình trạng khẩn cấp ngay từ trong trứng nước.
Bài viết kết luận nếu các quyết định và biện pháp được thông qua cho đến nay đã đảm bảo sự chung sống tương đối hòa bình với virus SARS-CoV-2 ở hầu hết khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thì ở phương Tây, việc phục hồi phụ thuộc hoàn toàn vào các chiến dịch tiêm chủng của từng quốc gia, do các biện pháp ngăn chặn đã thất bại.
Do đó, Việt Nam có thể lạc quan về triển vọng trong năm 2021 và 2022, khi Mỹ và châu Âu thoát khỏi tình trạng khẩn cấp COVID-19, Việt Nam sẽ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu hàng hóa từ các nền kinh tế lớn, khai thác triệt để tiềm năng của hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đặt nhiều kỳ vọng vào các "Tư lệnh" ngành
14:22' - 06/04/2021
Ngày 6/4, bên kề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV, phóng viên TTXVN đã ghi nhận ý kiến của đại biểu về những kỳ vọng muốn gửi gắm các "Tư lệnh" ngành của một số lĩnh vực trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh
10:42' - 06/04/2021
Theo chương trình, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV: Thực hiện quy trình bầu Phó Chủ tịch nước
08:07' - 06/04/2021
Thực hiện công tác nhân sự tại Kỳ họp thứ 11, ngày 6/4, Quốc hội thực hiện quy trình bầu Phó Chủ tịch nước và một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước và một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
17:44' - 05/04/2021
Tiếp tục chương trình làm việc về công tác nhân sự tại kỳ họp thứ 11, chiều 5/4, Chủ tịch nước đã trình Quốc hội miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.