TS. Nguyễn Đức Kiên: Sẽ nhiều rủi ro nếu dự án BOT chỉ dựa vào vốn ngân hàng
Thời gian qua, diện mạo các công trình giao thông đường bộ đã có bước đột phá. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi đầu tư công đang ở mức cao, thì vốn đầu tư cho giao thông sẽ rất hạn chế.
Việc huy động các nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội thông qua hình thức BOT, BT… đang được ngành giao thông hướng tới nhằm đa dạng hóa mô hình hợp tác công tư (PPP) trong giao thông. Để hiểu rõ hơn, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
BNEWS:Ông có thể đánh giá hiệu quả của các dự án BOT (Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao) trong lĩnh vực giao thông đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian qua?
TS Nguyễn Đức Kiên: Giai đoạn 2011-2015 cho chúng ta thấy diện mạo các công trình cơ sở hạ tầng đã có bước đột phá, chủ yếu là thông qua các nguồnvốn vay ODA của các tổ chức quốc tế và các quốc gia thân thiện với Việt Nam và một điều quan trọng là huy động thông qua hình thức BOT.
Điều này đã làm thay đổi diện mạo giao thông đường bộ của Việt Nam. Từ đó, tỷ lệ người dân cảm thấy hài lòng với hệ thống giao thông đường bộ ở trong nước ngày càng cao. Đó là thành quả lớn nhất đối với lĩnh vực giao thông vận tải nói chung và vận tải đường bộ nói riêng mà các dự án BOT mang lại.
BNEWS: Tuy nhiên, thời gian gần đây một loạt trạm BOT tăng phí giao thông và tiếp tục đề xuất xin tăng phí đã gây tâm lý bức xúc cho cả người dân, doanh nghiệp vì cho rằng phải đóng tới 2 lần phí. Như vậy chưa có sự hài hòa lợi ích giữa các bên (nhà nước, doanh nghiệp, người dân). Ông nghĩ sao về vấn đề này ?
TS Nguyễn Đức Kiên: Trước hết, chúng ta cần hiểu, các dự án BOT là một biên bản thỏa thuận, giữa chủ đầu tư là Nhà nước và người bỏ tiền ra đầu tư là các doanh nghiệp, người sử dụng là toàn xã hội. Cho nên, người sử dụng phải tôn trọng cam kết của cơ quan quản lý Nhà nước với chủ đầu tư. Điều này không phụ thuộc vào tình cảm của chúng ta là hài lòng hay không hài lòng.
Theo tôi, không nên lấy số đông để át lên quy luật của nền kinh tế thị trường. Điều này là không đúng. Vấn đề ở đây là chúng ta cần xem lộ trình tăng phí được đặt trên nền ổn định của kinh tế vĩ mô như thế nào? Hay đặt ở tốc độ tăng trưởng là bao nhiêu, hoặc đặt chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là bao nhiêu...?
Việc tăng giá hay không tăng giá, chúng ta phải nhìn vào hợp đồng BOT của chủ dự án như thế nào? Ở đây có một điểm là CPI trong 2 năm trở lại đây (năm 2014, 2015) thấp; trong khi thời điểm lập dự án, lấy ví dụ là năm 2009 hoặc năm 2010, thời điểm đó, CPI tăng cao ở mức 2 con số. Khi CPI ổn định như hiện nay thì tốc độ tăng phí có tăng theo lộ trình cũ hay không?
Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào hợp đồng BOT ký và chúng ta có lường trước được hay không? Hay vẫn ký với giả định là CPI tăng ở mức 2 con số. Nếu CPI tăng ở 2 con số, thì chủ đầu tư tăng phí là chuyện bình thường.
BNEWS: Mặc dù, các dự án BOT có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn rất dài và kèm theo không ít rủi ro nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn sẵn sàng từ bỏ nhiều ngành nghề kinh doanh truyền thống để trở thành các chủ dự án BOT bởi có các lợi ích lớn khác nhà đầu tư được thụ hưởng. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
TS Nguyễn Đức Kiên: Bây giờ là kinh tế thị trường, ở đâu có lợi thì họ sẽ đầu tư vào đấy. Bởi, đây là tiền của họ, chứ không phải là tiền của Nhà nước. Họ toàn quyền quyết định đầu tư vào lĩnh vực họ muốn làm.
Nhà đầu tư BOT có khả năng vay được tiền, biết cách vay được tiền. Nhà nước cũng chỉ là một nhà đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, họ sẽ có quyền tự do kinh doanh và khi kinh doanh, tất yếu họ phải có lợi nhuận.
BNEWS: Thưa ông, một trong những ưu điểm của các dự án BOT giao thông là khai thác nguồn vốn đầu tư từ tư nhân. Tuy nhiên thực tế, các dự án này lại chủ yếu trông chờ vào nguồn vay tín dụng từ các ngân hàng trong nước. Điều này được dự báo sẽ dẫn tới những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Ông có thấy lo ngại về việc này không ?
TS Nguyễn Đức Kiên: Trước hết, khi Nhà nước đầu tư cho giao thông lại đi vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư vào dự án BOT thì là điều không đúng. Nó phải là huy động từ các nguồn vốn nhàn rỗi của dân và qua kênh ngân hàng chỉ là một trong các kênh để huy động nguồn vốn. Doanh nghiệp có thể cổ phần hóa để hút vốn người dân.
Như vậy, sẽ làm giảm chi phí cho dự án, giảm lãi suất vay ngân hàng và lợi nhuận của con đường chính là lợi nhuận của nhà đầu tư, còn bây giờ lợi nhuận của con đường là tiền lãi mà các doanh nghiệp đang vay ngân hàng. Và như cách làm này, hiệu quả đầu tư sẽ thấp và tiềm ẩn nếu xảy ra rủi ro thì các tổ chức tín dụng phải chịu, chứ các nhà đầu tư không chịu trách nhiệm.
Nếu vậy, thì nhà nước đứng ra vay, còn hơn là để chủ đầu tư đứng ra vay. Cho nên, những năm gần đây, tỷ trọng của nhóm công nghiệp và xây dựng, đóng góp cho GDP rất cao nhưng nếu bóc tách ra thì tốc độ tăng trưởng của nhóm xây dựng là cao nhất trong các ngành sản xuất. Bởi vì, có dự án BOT và có dự án bất động sản.
BNEWS: Có thể nhận thấy lợi ích của dự án BOT nhưng cũng có không ít hệ lụy đi kèm. Vậy, theo ông những năm tới có nên tiếp tục hình thức đầu tư này và sẽ thực hiện như thế nào để các dự án BOT thực sự phát huy những lợi thế?
TS Nguyễn Đức Kiên: Ngân hàng Nhà nước đã rà soát lại tất cả các nguồn vốn cho vay BOT của các dự án được chỉ định BOT và đã có những phát hiện cũng như xử lý.
Nếu đầu tư để dựa vào vốn vay ngân hàng thì không nên làm. Trong giai đoạn này, Nhà nước không thể phát hành trái phiếu ra để làm con đường. Vì nếu làm như thế, sẽ đẩy nợ công lên, đẩy nợ của Chính phủ lên và làm mất ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng ta nên huy động nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội thông qua hình thức BOT, BT… Và chính những hình thức này là sự đa dạng hóa của hình thức PPP.
Như vậy, hợp tác công tư là Nhà nước cho chủ trương, các doanh nghiệp huy động vốn ở xã hội. Chứ không phải là các doanh nghiệp vay vốn từ tổ chức tín dụng.
Nếu vay vốn từ tổ chức tín dụng, thì Nhà nước đứng ra vay cũng được, thì sẽ đẩy nợ công lên, sẽ đỡ được tiềm ẩn rủi ro cho các tổ chức tín dụng.Nhưng lúc đó, Nhà nước sẽ trực tiếp quản lý, như vậy, Nhà nước lại trở thành nhà nước sản xuất, chứ không phải là Nhà nước dịch vụ công.
Chúng ta đang tiến tới từ Nhà nước sản xuất sang Nhà nước dịch vụ công. Trong quá trình chuyển đổi, bao giờ cũng sẽ có những trục trặc ban đầu, những hiện tượng BOT hiện nay, là những trục trặc từ quá trình chuyển đổi từ một Nhà nước sản xuất, sang Nhà nước dịch vụ công.
BNEWS: Xin cám ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo quản lý chặt các dự án đầu tư công
19:01' - 11/05/2016
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công; thực hiện nghiêm chủ trương và pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Việc tăng phí BOT được thực hiện đúng lộ trình
17:35' - 12/04/2016
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, việc tăng phí tại các trạm BOT đang được thực hiện theo đúng lộ trình đề ra và đã được xem xét tổng thể trên từng dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ theo hình thức BOT
20:16' - 22/03/2016
Theo báo cáo, việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ theo quy hoạch quốc gia.
-
Doanh nghiệp
9 nhà đầu tư BOT chưa chịu tham gia thu phí không dừng
13:30' - 11/03/2016
Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải hiện vẫn còn 9/28 nhà đầu tư dự án BOT trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14 chưa ký phụ lục hợp đồng thu phí không dừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính: Đề nghị lùi thu phí dự án BOT là chưa phù hợp
18:38' - 07/01/2016
Bộ Tài chính thấy rằng đề nghị của Bộ Giao thông vận tải chưa phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cam kết với Nhà đầu tư trong Hợp đồng BOT Nhà nước đã ký.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội quản lý hộ kinh doanh thông qua chuyển đổi số
21:52' - 16/04/2025
Mục tiêu chính là chuyển đổi phương thức quản lý Nhà nước đối với hộ, cá nhân kinh doanh từ thủ công sang điện tử, dựa trên cơ sở dữ liệu (CSDL).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chuẩn bị đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ ngày mai 17/4
21:52' - 16/04/2025
Vietnam Airlines thông báo sẽ khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên của nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào ngày mai (17/4).
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyến tàu thương mại đầu tiên chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 tại Hải Phòng
21:48' - 16/04/2025
Chuyến tàu thương mại đầu tiên mang tên MSC MAKALU III, thuộc tuyến dịch vụ Orchid của hãng tàu MSC đã chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 của Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng (HTIT).
-
Kinh tế Việt Nam
Ký các Hiệp định vay và viện trợ cho các dự án vay vốn WB và ADB
20:53' - 16/04/2025
Tổng giá trị các khoản vay và viện trợ được ký kết gần 400 triệu USD cho các dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
20:43' - 16/04/2025
Mục tiêu cụ thể là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10,0%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng ADB Scott Morris
20:10' - 16/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành đập SABO đầu tiên tại Việt Nam
19:14' - 16/04/2025
Công trình đập SABO phòng, chống lũ bùn, đá tại lưu vực suối Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La mang tính thí điểm được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định xuất khẩu tổ yến thô và tổ yến sạch sang Trung Quốc
18:05' - 16/04/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm kiểm dịch, kiểm tra, giám sát an toàn và sức khỏe đối với tổ yến thô và tổ yến sạch xuất khẩu sang Trung Quốc và cấp chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Hơn 50 startup trong nước và quốc tế tham gia Triển lãm tăng trưởng xanh
17:57' - 16/04/2025
Triển lãm quy tụ hơn 50 startup trong nước và quốc tế cùng các tổ chức uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trên thế giới.