TS. Nguyễn Quốc Hùng: Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 giúp thu hồi nợ xấu một cách minh bạch, an toàn

16:17' - 09/05/2025
BNEWS TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã chia sẻ làm rõ một số nội dung trọng tâm tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD 2024.

TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có chia sẻ nhằm làm rõ một số nội dung trọng tâm tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD 2024 cũng như những tác động của việc sửa đổi dự án Luật này đến người dân, ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Sau hơn 6 năm triển khai, Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 đã cho thấy hiệu quả trong việc tháo gỡ các vướng mắc xử lý nợ xấu và tạo nền tảng cho việc hoàn thiện Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành. Tuy nhiên, kể từ thời điểm Nghị quyết hết hiệu lực (ngày 31/12/2023), hoạt động xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn do nhiều quy định hỗ trợ các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu không được luật hoá tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (ví như liên quan đến vấn đề xử lý tài sản bảo đảm…).

Trước những khó khăn tổ chức tín dụng đang gặp phải trong hoạt động xử lý nợ xấu, ngày 11/2/2025, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng hồ sơ pháp lý để luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42, với tinh thần đảm bảo kế thừa và phát huy kết quả đạt được trong hoạt động xử lý nợ xấu. Trong đó, việc tăng cường quản trị nợ xấu và phân tán rủi ro là mục tiêu trọng tâm của quá trình sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Mới đây nhất, tại chương trình phiên họp 44 ngày 24/4/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tán thành việc trình Quốc hội thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục