Từ 1/1/2018, giá phục vụ hành khách nội địa điều chỉnh tăng
Điểm đáng chú ý trong quyết định Bộ Giao thông Vận tải là việc áp giá cất, hạ cánh theo khung giờ với các chuyến bay quốc nội, đồng thời điều chỉnh tăng theo lộ trình.
Cụ thể, căn cứ vào giờ hạ cánh của từng chuyến bay theo lịch bay đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép, Bộ Giao thông Vận tải quy định mức giá đối với chuyến bay nội địa tại cảng hàng không nhóm A và B.
Trong khung giờ bình thường, mức giá cất, hạ cánh áp dụng trong giai đoạn từ 1/10/2017 - 30/6/2018 được điều chỉnh tăng 5% so với quy định hiện hành (Quyết định 1992 ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính).
Từ ngày 1/7/2018, mức giá này sẽ tiếp tục tăng thêm 10% nữa.
Mức giá thu trong khung giờ cao điểm, sẽ áp mức thu bằng 115% giờ bình thường trong khi đó, tại khung giờ thấp điểm, con số này chỉ còn 85%.
Theo đó, trong khung giờ bình thường, mức giá cất, hạ cánh áp dụng từ ngày 1/10/2017 với tàu bay ATR 70 là 698.000 đồng/lần, tàu A320, A321 là hơn 1,5 triệu đồng/lần, tàu A350, B787, B777, A330 khoảng hơn 5,8 triệu đồng/lần.
Khung giờ cao điểm được tính là khung giờ có số chuyến bay thực tế từ 90% trở lên so với giới hạn khai thác của cảng hàng không. Khung giờ thấp điểm được tính là các khung giờ có số chuyến bay thực tế từ 0 - 30% so với giới hạn khai thác của Cục Hàng không Việt Nam.Khung giờ bình thường là thời gian hoạt động trừ khung giờ cao điểm và thấp điểm.
Chia sẻ việc áp giá cất, hạ cánh theo khung giờ, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, việc quá tải vào các giờ cao điểm tại một số cảng hàng không hiện nay chủ yếu do sản lượng và tốc độ tăng trưởng quá lớn của chuyến bay quốc nội.
Áp chính sách giá cất, hạ cánh với chuyến bay quốc nội theo khung giờ sẽ giúp tác động để các hãng hàng không nội địa điều chỉnh giờ bay, đảm bảo phù hợp với năng lực khai thác của các Cảng hàng không.
Cũng theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ cất, hạ cánh là nhằm đảm bảo đủ bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, đồng thời có nguồn tích lũy để nâng cấp, đầu tư mới đường băng, đường lăn theo định hướng của Nhà nước trong bối cảnh ngân sách hạn chế.
Cũng theo Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải, từ 1/10/2017, giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không sẽ được áp mức 2 USD/khách đối với khách bay quốc tế so với mức 1,5 USD hiện nay.
Đối với khách bay quốc nội, việc điều chỉnh tăng sẽ được áp theo lộ trình 3 giai đoạn.
Từ 1/10/2017 đến hết 31/12/2017, mức giá mới sẽ là 11.818 đồng/khách so với mức giá hiện hành là 9.090 đồng.
Giai đoạn tiếp theo (từ 1/1/2018 đến hết 31/3/2018), áp mức 13.636 đồng/khách và từ 1/4 trở đi, mức giá áp dụng sẽ là 18.181 đồng/khách.
Đáng chú ý, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định bổ sung quy định mức giá dịch vụ đảm bảo an ninh đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh lưu lại trên 24 giờ.
Theo đó, nhà vận chuyển có hành khách bị lưu lại từ 24 giờ trở lên sẽ phải nộp 9 USD/khách/giờ hoặc 90 USD/khách/ngày.
Theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam, việc bổ sung quy định này sẽ tác động để hãng hàng không khẩn trương bố trí chuyến bay cho hành khách bị từ chối nhập cảnh sớm rời khỏi Việt Nam.
Về giá dịch vụ hành khách bay chuyến quốc tế, mức giá theo quyết định mới của Bộ Giao thông Vận tải cơ bản giữ nguyên, chỉ điều chỉnh tăng tại một số cảng mới được đầu tư nâng cấp như Đà Nẵng, Cát Bi và Vinh.
Theo đó, giá phục vụ hành khách tại Đà Nẵng (nhà ga quốc tế mới) là 20 USD/khách so với mức giá hiện hữu là 16 USD/khách.
Mức giá này tại Cảng hàng không Vinh và Cát Bi là 14 USD so với 8 USD/khách như hiện nay.
Với các chuyến bay quốc nội, giá phục vụ hành khách sẽ được điều chỉnh tăng theo 4 giai đoạn.
Cụ thể, giai đoạn 1 (từ 1/10/2017 đến hết 31/12/2017), mức thu áp dụng cho cảng hàng không nhóm A là 75.000 đồng/khách, nhóm B là 70.000 đồng/khách và nhóm C giữ nguyên như hiện nay là 60.000 đồng/khách.
Như vậy, tại các cảng hàng không nhóm A, B, mức giá này đã tăng khoảng 7% so với hiện hành.
Trong giai đoạn 2 (từ 1/1/2018 đến hết 31/3/2018), mức giá áp dụng tương ứng cho các cảng hàng không nhóm A, B, C là 80.000, 75.000 và 60.000 đồng/khách.
Giai đoạn 3 (từ 1/4/2018 đến hết 30/6/2018), khách bay nội địa tại các cảng hàng không nhóm A, B, C sẽ phải nộp tương ứng 85.000, 75.000 và 60.000 đồng/khách.
Giai đoạn cuối cùng, mức giá cao nhất áp tại cảng hàng không nhóm A là 100.000 đồng/khách, nhóm B là 80.000 đồng/khách và nhóm C là 60.000 đồng/khách.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, việc xây dựng giá phục vụ hành khách quốc nội cần được xem xét điều chỉnh, từng bước bù đắp chi phí về đầu tư xây dựng nhà ga hành khách quốc nội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, trong lần điều chỉnh giá các dịch vụ chuyên ngành hàng, Bộ Giao thông Vận tải cũng điều chỉnh giá sân đậu theo giờ tại sân bay…
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành hàng không tăng trưởng nhưng phải đảm bảo được an ninh, an toàn bay
16:09' - 16/08/2017
Chất lượng điều hành bay, chất lượng an toàn bay và an toàn an ninh là vấn đề quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao đất sạch tại sân bay Đà Nẵng cho Bộ Giao thông Vận tải
15:15' - 09/08/2017
Đây là đợt bàn giao đất lần thứ hai để phục công tác xây dựng mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỷ lệ chậm, hủy chuyến bay của các hãng hàng không như thế nào?
14:19' - 08/08/2017
Trong 4 hãng hàng không, Vasco có tỷ lệ đúng giờ cao nhất là 94,7%. Tiếp theo, Jetstar Pacific có tỷ lệ đúng giờ là 87,4%, Vietnam Airlines là 85,4% và Vietjet Air là 82,2%.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấp Giấy phép kinh doanh lĩnh vực hàng không cần xem xét thận trọng
19:41' - 19/07/2017
Việc cấp Giấy phép kinh doanh vào lĩnh vực hàng không cần được xem xét một cách thận trọng và đúng quy định pháp luật; bảo đảm tuyệt đối an toàn và an ninh hàng không trong mọi tình huống.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp?
15:40'
Những rủi ro và thách thức chính của giai đoạn 2025-2026 là xung đột địa chính trị phức tạp vì chiến tranh thương mại – công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11'
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.