Từ 3/9, các phương tiện qua hầm Đèo Cả bắt đầu trả phí
Trong khi dư luận xã hội đang bức xúc trước việc nhiều dự án giao thông được đầu tư bằng hình thức BOT có mức thu phí không hợp lý; chất lượng công trình không đảm bảo thì tại dự án hầm đường bộ Đèo Cả (đoạn qua địa phận tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa), người dân khá hài lòng với chất lượng công trình và sẵn sàng chi trả phí để qua hầm.
Hầm đường bộ Đèo Cả có quy mô lớn nhất trong hệ thống hầm đường bộ trên Quốc lộ 1A với tổng chiều dài 13,19 km; trong đó hai hạng mục chính là hầm Đèo Cả dài 4.125 mét và hầm Cổ Mã dài 500 mét.
Mỗi ống hầm thiết kế 2 làn xe khai thác cùng chiều theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc 80 km/giờ.
Việc đưa vào khai thác hầm đường bộ Đèo Cả rút ngắn gần một nửa quãng đường đi trên Quốc lộ 1A hiện nay, đảm bảo giao thông thuận lợi.
Khi lưu thông qua hầm đường bộ Đèo Cả sẽ rút ngắn được khoảng 9 km, giảm 30 phút hành trình so với đường đèo cũ. Nhiều tài xế khi đi qua hầm đều thấy được sự an toàn và tiết kiệm chi phí.
Ông Đào Cao Vũ, lái xe 4 chỗ từ Thành phố Hồ Chí Minh vừa đi qua hầm chia sẻ: "Năm nào tôi cũng đi qua cung đường Đèo Cả. Đi đèo thì nguy hiểm. Bây giờ có hầm rồi đi an toàn hơn, sướng hơn. Vấn đề nữa ở đây là nhanh hơn và yêu tâm hơn trong mùa mưa bão". Là một lái xe đường dài Bắc Nam, anh Cao Thế Uyên, lái xe ở tỉnh Nghệ An đã đi qua hầm Đèo Cả 3 lần trong thời gian chủ đầu tư miễn thu phí khi qua hầm. Anh Uyên cho biết, nếu đi đèo thì mất cả tiếng đồng hồ, còn đi qua hầm chỉ khoảng 17 phút.Khoảng thời gian này giúp cho công việc trả hàng nhanh hơn. Nếu có thu phí thì lợi xăng dầu tính đi qua hầm vẫn khoảng từ 4 đến 5% so với đi đèo như trước đây.
Sau gần nửa tháng miễn thu phí, kể từ ngày 3/9/2017. Các phương tiện khi qua hầm Đèo Cả bắt đầu trả phí. Theo đó, đối với vé lượt, thấp nhất 52.000 đồng/lượt/xe và cao nhất 200.000 đồng/lượt/xe.Mức giá thu phí phù hợp với Thông tư 35/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông - Vận tải và thấp hơn mức giá đã được Bộ chấp thuận trong phương án tài chính của dự án.
Các phương tiện giao thông khi qua hầm Đèo cả không chỉ được hưởng mức phí ưu đãi mà còn được hỗ trợ trong lưu thông an toàn. Ông Lê Quỳnh Mai, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả cho biết: " Kể từ ngày thông toàn tuyến, trung bình một ngày có từ 5 đến 7 nghìn lượt phương tiện qua hầm Đèo Cả. Tất cả các phương tiện qua đây đều được chúng tôi hỗ trợ các phương án lái xe an toàn. Khi qua Đèo Cả, người dân có quyền lựa chọn phương án trả phí để qua hầm hoặc không mất phí thì đi qua đèo như trước đây. Hiện nay, Đèo Cả ứng dụng công nghệ thu phí không dừng, một dừng, tổ chức các làn thu phí thông thoáng, bảo đảm việc lưu thông thuận lợi". Hầm đường bộ Đèo Cả nằm giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa là công trình hầm đường bộ quy mô lớn đầu tiên được thực hiện theo hình thức BOT bằng nguồn vốn trong nước bởi chủ đầu tư và các nhà thầu Việt Nam. Việc đưa vào khai thác hầm đường bộ Đèo Cả không chỉ đảm bảo giao thông thuận lợi mà còn mở ra nhiều triển vọng phát thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
TPHCM phản hồi kết luận của Thanh tra Chính phủ về sai phạm tại 6 dự án BOT giao thông
17:15' - 23/08/2017
UBND Tp. Hồ Chí Minh vừa phản hồi và kiến nghị Thanh tra Chính phủ xem xét, điều chỉnh các nội dung kết luận về sai phạm tại 6 dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo hợp đồng BT, BOT trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một trạm thu phí BOT giảm giá vé qua trạm cho người dân lân cận
19:00' - 22/08/2017
Theo văn bản đồng ý của Bộ Giao thông vận tải cho chủ đầu tư giảm phí qua Trạm thu phí Km1064+730, bắt đầu từ 1/9 tới
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức thông xe hầm Đèo Cả
12:14' - 21/08/2017
Ngày 21/8, Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Công ty Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả (DCIC) chính thức thông hầm đường bộ Đèo Cả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.