Từ chip nguồn đến giấc mơ bán dẫn
Tại sự kiện Diễn đàn Quốc gia Công nghệ số 2023, Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Tổng giám đốc Tập đoàn FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, chip bán dẫn có chức năng như mạch máu trong nền kinh tế vì trong các thiết bị điện tử đều có chip.
Doanh số chip bán dẫn toàn cầu vượt mốc 600 tỷ USD trong năm 2022. Năm 2024 dự báo nhu cầu chip trên toàn thế giới tăng đáng kể, một số mảng như mảng chip nhớ tăng 25%. Tổng doanh số ngành vi mạch bán dẫn ước đạt 1.000 tỷ vào năm 2023. Vì vậy Phát triển vi mạch bán dẫn phải gắn liền với công nghiệp điện tử
Hiện trên quy mô toàn cầu, ngành công nghiệp Điện tử thuộc 10 ngành công nghiệp lớn nhất. Theo Gartner, năm 2023 doanh thu Bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2024 - 2025, trên 15%/năm, nhất là chip GPU hiệu năng cao cho AI.
Quy mô thị trường công nghiệp điện tử toàn cầu được định giá hơn 3.454 tỷ USD năm 2022, dự báo đạt hơn 4.986 tỷ USD vào năm 2030. Ngành Công nghiệp điện tử đang phát triển lớn mạnh - là đầu ra cho con chip.Tại Việt Nam, năm 2022, xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đứng thứ 2 trong 8 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD.
Theo Báo cáo của Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu công nghiệp điện tử năm 2022 đạt hơn 114 tỷ USD, đứng đầu trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm hơn 30% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đầu 2023 đến nay, các hãng điện tử lớn như Samsung, LG, Foxconn... đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam.
Các nước đang thúc đẩy liên kết kinh tế song phương và đa phương với Việt Nam cũng như phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP và EVFTA…, tạo thuận lợi hơn cho thương mại và đầu tư điện tử.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Chuyển đổi số cần đi song song: Phát triển phần cứng và phần mềm, làm chủ công nghệ lõi trong đó có chip bán dẫn, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT Nguyễn Văn Khoa nêu quan điểm.
Theo ông Khoa, Việt Nam có lợi thế để vươn lên trong ngành vi mạch bán dẫn. Tại châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc)) đang đi đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn. Việt Nam cũng có đầy đủ lợi thế để nắm bắt cơ hội vàng.
Chính sách ngoại giao cởi mở giúp nước ta có vị thế quan trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam còn ký kết hợp tác toàn diện với nhiều quốc gia trên thế giới và nổi lên là điểm sáng thu hút đầu tư. Về Địa chính trị, Việt Nam là trung tâm của Đông Nam Á, vị trí “cửa ngõ” thế giới là tài nguyên hiếm có.
Ông Khoa dẫn lời Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, người Việt Nam thích học toán, khoa học, công nghệ. Tố chất phù hợp cho việc phát triển bán dẫn. Trong khi đó, người phương Tây có xu hướng nghiên cứu, ngại lao động chân tay và dân số già hoá.
Chính phủ dành sự quan tâm lớn với mảng bán dẫn và chủ trương đào tạo 50.000 nhân sự. Ngoài ra, quy mô thị trường chất bán dẫn Việt Nam tăng trưởng 6,69% - đến 1,94 tỷ USD từ năm 2023 – 2028, đây là cơ hội lớn.
Như vậy, doanh nghiệp công nghệ Việt có đầy đủ: Đầu ra - thị trường rộng lớn; nhân sự: nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có nền tảng tư duy toán tốt; cơ hội hợp tác: Các nước đang coi Việt Nam là điểm đến mới về bán dẫn, doanh nghiệp có cơ hội liên kết với đơn vị nghiên cứu, đào tạo, kinh doanh uy tín trong lĩnh vực này.
Ông Khoa cho rằng, Việt Nam nên phát triển theo lộ trình 3 giai đoạn. Ngắn hạn: Thiết kế, đóng gói, kiểm thử. Trung hạn: Sản xuất. Dài hạn: Làm chủ công nghệ lõi.
Vị CEO Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam nên tập trung vào các lĩnh vực: Viễn thông, xe điện, điện toán, năng lượng và hướng đến đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi con chip.
Theo Gartner (tập đoàn nghiên cứu và tư vấn công nghệ hàng đầu trên thế giới)dự báo doanh thu chip bán dẫn có AI năm 2024 tăng 23% so với 2022 - 54 tỷ USD; 2027 đạt gần 120 tỷ USD.
Theo ông Khoa, 10 năm trước, FPT nghiên cứu và sản xuất chip. Thời gian tới, FPT đóng góp phát triển nguồn nhân lực bán dẫn. Cụ thể, đóng góp 10.000 nhân lực cho ngành công nghiệp chip bán dẫn.
“Hy vọng các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam sẽ đầu tư, hợp tác để đẩy mạnh chủ trương làm chip, cùng nhau dấn thân tạo nên những kỳ tích mới”, ông Khoa chia sẻ
Theo Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Tổng giám đốc Tập đoàn FPT Nguyễn Văn Khoa, sắp tới, VINASA sẽ tổ chức 1 số các hội thảo, tọa đàm để chia sẻ, trao đổi và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu và tham gia vào lĩnh vực này. Hy vọng, doanh nghiệp Việt sẽ chung tay đưa con chip – sản phẩm Make in Vietnam ra thế giới.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
FPT mua 80% công ty tư vấn công nghệ Pháp
09:03' - 07/12/2023
FPT vừa công bố mua 80% cổ phần của AOSIS - công ty tư vấn công nghệ có trụ sở tại Pháp.
-
Chuyển động DN
FPT đạt hai giải thưởng ASOCIO 2023
10:15' - 16/11/2023
FPT Smart Cloud - doanh nghiệp công nghệ duy nhất của Việt Nam đạt giải tại hạng mục Startup Công nghệ xuất sắc; Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu (FPT IS) đạt giải mục Giáo dục số (EdTech Award).
-
Chứng khoán
Doanh thu khối công nghệ của FPT đạt hơn 1 tỷ USD
16:40' - 14/11/2023
Trong 10 tháng, doanh thu khối công nghệ của FPT đạt 25.181 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD) và lợi nhuận trước thuế đạt 3.521 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 24% và 21% so với cùng kỳ năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên
07:30'
Tỉnh Lào Cai xác định rõ muốn khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của địa phương phải lấy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm đòn bẩy chiến lược
-
Công nghệ
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số” giúp hình thành công dân số
14:45' - 21/05/2025
Các Tổ chuyển đổi số cộng đồng là lực lượng xung kích, trực tiếp đồng hành người dân trong hành trình tiếp cận công nghệ số.
-
Công nghệ
Phú Thọ: Chuyển đổi số làm thay đổi cách thức sống và làm việc của người dân
08:35' - 21/05/2025
Tỉnh Phú Thọ đang đẩy mạnh phong trào “Bình dân học vụ số” giúp công dân làm quen và thích nghi với thời đại số.
-
Công nghệ
Bồi dưỡng nâng cao tri thức số trong đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ
15:00' - 20/05/2025
Để phong trào lan tỏa mạnh mẽ và hiệu quả, Tỉnh đoàn Bắc Ninh đề nghị đội ngũ cán bộ Đoàn, giáo viên trẻ nòng cốt được tập huấn phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm,
-
Công nghệ
Ứng dụng công nghệ AI trong sản xuất, kinh doanh và đời sống
12:25' - 20/05/2025
Ngày 16/5, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức sự kiện “Trưng bày - triển lãm, tọa đàm và Báo cáo chuyên đề về ứng dụng công nghệ trí tuệ AI trong sản xuất, kinh doanh và đời sống”.
-
Công nghệ
Kỹ thuật xạ trị proton tiên tiến giúp điều trị ung thư hiệu quả cao
08:13' - 19/05/2025
Một kỹ thuật xạ trị proton tiên tiến đang cho thấy triển vọng trong điều trị các loại ung thư khó điều trị, với tác dụng phụ không đáng kể.
-
Công nghệ
"Phép thử" đối với các doanh nghiệp công nghệ tài chính
13:30' - 18/05/2025
Một số doanh nghiệp công nghệ tài chính, trong đó có Robinhood, Revolut và Monzo, đã chứng kiến lợi nhuận ròng gia tăng nhờ lãi suất cao hơn.
-
Công nghệ
Trang bị kiến thức nền tảng về tư duy số và trí tuệ nhân tạo cho sinh viên
07:30' - 18/05/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ trên toàn cầu, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) là điều cần thiết.
-
Công nghệ
Hậu Giang chú trọng phát triển khu công nghiệp công nghệ số
13:30' - 17/05/2025
Theo UBND tỉnh Hậu Giang, định hướng phát triển của Khu Công nghệ số là thu hút, phát triển các doanh nghiệp chuyên về BPO (gia công các dịch vụ thuê ngoài) và nội dung số.