Tự do thương mại toàn cầu - Mục tiêu Đông Á đang hướng đến
Xung quanh vấn đề này, "Diễn đàn Đông Á” số mới ra có bài viết tựa đề "Thúc đẩy tự do thương mại toàn cầu từ bát mì” của Giáo sư Shen Minghui thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS).
Theo bài viết, hội nhập kinh tế khu vực được thúc đẩy chủ yếu bởi các lực lượng thị trường từ trước những năm 1990 của thế kỷ trước và kể từ đó được củng cố bởi một số sáng kiến về thể chế.
Trong hai thập kỷ qua, số hiệp định thương mại tự do (FTA) ở khu vực Đông Á đã tăng lên nhanh chóng. Đến cuối tháng 2/2016, khu vực này đã có tổng cộng 133 hiệp định FTA, trong đó 79 hiệp định đã được ký kết và có hiệu lực.
Các FTA ở Đông Á dù phát triển nhanh chóng về số lượng, nhưng hầu hết các hiệp định đều có mức độ tự do hóa thấp.
Bên cạnh việc tập trung giải quyết các vấn đề truyền thống như cắt giảm thuế quan, quy tắc xuất xứ, kiểm tra, kiểm dịch và tranh chấp, thì các vấn đề khác như yêu cầu về đầu tư, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, thương mại điện tử và chính sách môi trường ít khi được kết hợp.
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đi tiên phong trong các FTA ở khu vực Đông Á bằng việc phát triển FTA song phương với các đối tác khác dựa trên công thức “ASEAN+1”.
Bằng cách nhấn mạnh nguyên tắc “trung tâm ASEAN”, tổ chức này đã từng bước nâng cấp hiệp hội của mình từ một thỏa thuận thương mại tự do thành một cộng đồng kinh tế với các mục tiêu tự do hóa kinh tế toàn diện hơn.
ASEAN năm 2012 đã khởi xướng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bao gồm tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và sáu nước khác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
RCEP dự kiến sẽ tạo ra một thị trường mở với một cấp độ tự do hóa cao hơn so với 5 FTA “ASEAN+1”. Thỏa thuận này nhằm mục đích tích hợp các mạng lưới FTA phức tạp của Đông Á và bù đắp cho “hiệu ứng tô mì” của việc phổ biến FTA trong khu vực này.
"Hiệu ứng tô mì" để chỉ việc cùng lúc có nhiều thỏa thuận FTA sẽ làm phức tạp thêm quy tắc xuất xứ, các thủ tục qua biên giới và tình trạng quan liêu, làm tăng chi phí giao dịch, giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Các FTA phức tạp cũng có thể phá vỡ mạng lưới sản xuất qua biên giới, vốn là trọng tâm để hội nhập thành công của khu vực. Việc thiếu tăng cường phối hợp có thể dẫn đến thay đổi khung thời gian cho các nhượng bộ thuế quan, cũng như những ưu đãi của các FTA, do đó RCEP được thiết kế để đối phó với những trở ngại này.
Thành công kinh tế trước đây của Đông Á được xây dựng trên một môi trường toàn cầu mở. Hội nhập toàn cầu ngày càng tăng của khu vực đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của thương mại quốc tế. Và các cam kết của nó đối với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tiếp tục làm sâu sắc hơn khả năng hội nhập của khu vực.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang bị đe dọa bởi tình trạng chống toàn cầu hóa, Đông Á cần phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại, đồng thời thận trọng với mô hình tăng trưởng theo hướng xuất khẩu.
Xem thêm:
>> Philippines cam kết thúc đẩy một kết thúc ý nghĩa cho RCEP vào cuối năm nay
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN nỗ lực ký kết RCEP trong năm 2017
21:00' - 10/03/2017
Các Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN đạt được cam kết chung tăng cường hội nhập thương mại thông qua quan hệ đối tác thương mại khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
RCEP sẽ định hình tự do hóa thương mại và kinh tế châu Á
15:42' - 10/03/2017
Các Bộ trưởng Kinh tế của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cam kết tăng cường hội nhập thương mại thông qua quan hệ đối tác thương mại khu vực RCEP.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi đẩy nhanh đàm phán RCEP
21:26' - 08/02/2017
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi thúc đẩy các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm kiến lập Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28' - 05/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24' - 05/04/2025
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15' - 04/04/2025
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40' - 04/04/2025
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35' - 04/04/2025
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.