Từ lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, Nga và UAE: Điều tiết hợp lý thu mua, xuất khẩu gạo
Trong bối cảnh Ấn Độ và một số quốc gia khác dừng xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo của Việt Nam tỏ ra khá thận trọng trong việc thu mua và nhận đơn hàng mới để tránh các rủi ro khó lường trước.
Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty Vrice cho biết, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tẻ thường, sau đó đến Nga và UAE cấm tái xuất gạo cho đến đầu năm 2024 đang khiến cho thị trường gạo nói riêng, lương thực nói chung trở nên xáo trộn.Các nước nhập khẩu gạo phải tranh thủ đặt hàng gấp dẫn đến giá thị trường bị đẩy lên cao, hiện giá gạo đã tăng từ 10 - 15% so với trước khi có lệnh cấm.
Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với sản lượng không nhiều. Nếu khách có nhu cầu mua gạo trắng tăng, doanh nghiệp trong nước cũng không có nguồn cung để bán. Ông Phan Văn Có phân tích, mục đích của các nước cấm xuất khẩu gạo để ổn định giá gạo trong nước và duy trì ổn định lượng gạo dữ trữ cho an ninh lương thực quốc gia; khi thu hoạch mùa vụ mới họ sẽ xuất khẩu trở lại. Hiện tại giá gạo xuất khẩu rất cao nên khả năng tiếp tục tăng mạnh sẽ không nhiều.Các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay cần cân nhắc thu mua gạo vừa đủ cho việc giao hàng và dự trữ ở mức vừa phải. Nếu dữ trữ nhiều ở thời điểm giá mua vào quá cao để giao hàng xa, khả năng lớn sẽ lỗ.
Về phía Công ty Việt Hưng, Giám đốc Nguyễn Văn Đôn cho biết, sau thông tin Ấn Độ dừng xuất khẩu gạo, giá gạo ở trong nước đã tăng phi mã. Điều này có lợi cho người trồng lúa khi nhiều tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa Hè Thu và bán được giá cao. Tuy nhiên, giá gạo trên thị trường trong nước cũng tăng cao, trung bình từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp. Thêm vào đó, với các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng từ trước và tới hạn giao hàng nhưng không còn gạo trong kho buộc phải mua với giá cao và chấp nhận lỗ để giữ uy tín với khách hàng.Các doanh nghiệp khác cũng khá dè dặt khi mua gạo dự trữ vì hiện tại giá quá cao nhưng chỉ cần Ấn Độ thay đổi chính sách, cho xuất khẩu trở lại, giá gạo chắc chắn sẽ giảm nhanh. Như vậy, việc giá gạo tăng cao hiện nay vừa là cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Đỗ Hà Nam nhận định, năm 2023 khá nhiều thuận lợi cho ngành lúa gạo Việt Nam khi xuất khẩu gạo đạt được mức giá tốt nhất so với nhiều năm trước.Lượng gạo xuất khẩu cũng tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước do nhiều quốc gia lo ngại về an ninh lương thực. Tuy nhiên, bên cạnh thành công đó cũng có những vấn đề phát sinh liên quan đến lượng tồn kho trong nước, nguồn vốn thu mua…
Đối với việc cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá, Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới 40% sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Chính vì thế, bất kỳ một động thái nào về chính sách xuất khẩu gạo của Ấn Độ cũng ảnh hưởng lớn đến các nước, đặc biệt các nước sử dụng gạo làm lương thực chính.
Từ nhiều tháng trước khi Ấn Độ có lệnh cấm xuất khẩu gạo, vấn đề lương thực đã được nhiều quốc gia quan tâm do lo ngại những tác động tiêu cực từ hiện tượng El Nino và hạn hán. Các quốc gia phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu có xu hướng đẩy giá gạo lên cao để có thể thu mua dự trữ nhanh hơn. Trong bối cảnh đó, việc Ấn Độ đưa ra lệnh cấm xuất khẩu có hiệu lực ngay lập tức tạo nên cơn sốt giá trên diện rộng. Tại Việt Nam, giá thu mua gạo đã tăng khá cao, so với thời điểm chưa có lệnh cấm của Ấn Độ. Việc tăng giá đột ngột đang khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc đưa ra quyết định cho các hợp đồng mua mới vì chưa xác định được mức độ tăng giá. Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều ký hợp đồng bán trước sau đó mới mua vào chứ không có sẵn lượng dự trữ lớn trong kho, một phần do vấn đề vốn và điều kiện kho bãi.Vì vậy, Hiệp hội Lương thực khuyến cáo, các doanh nghiệp hạn chế ký đơn hàng mới, tập trung vào việc thu mua để đảm bảo lượng tồn kho đủ cho đơn hàng đã ký trước. Việc này một mặt đảm bảo việc thu mua lúa kịp thời cho người nông dân đang thu hoạch vụ Hè Thu, đồng thời tránh các rủi ro thiếu nguồn cung do ký quá nhiều đơn hàng trong bối cảnh giá cả biến động mạnh.
Để tạo thuận lợi cho việc thu mua, xuất khẩu gạo, Hiệp hội Lương thực Việt Nam mong muốn, các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nguồn vốn vay lưu động mua hàng vào; đồng thời, xem xét kéo dài thời hạn để doanh nghiệp cân nhắc thời điểm bán hàng phù hợp hơn, tránh rủi ro. Song song đó, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan có khuyến cáo để tránh tình trạng nông dân quay lại mở rộng diện tích sản xuất lúa gạo khiến việc chuyển đổi cây trồng không theo kế hoạch đề ra. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, diện tích lúa của Việt Nam đang được điều chỉnh giảm theo chủ trường chuyển đổi cây trồng và tập trung nâng cao chất lượng. Nhiều năm nay, ngoài đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, Việt Nam chỉ duy trì xuất khẩu ở mức 6,2 - 6,5 triệu tấn/năm. Riêng năm 2022 xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn nên hầu như doanh nghiệp không còn gạo tồn kho. Hiện nay người dân đang thu hoạch rộ vụ Hè Thu và chuẩn bị cho vụ Thu Đông nhưng đây không phải là vụ có sản lượng lớn nhất trong năm nên nguồn cung cho xuất khẩu không tăng, thậm chí có thể giảm nhẹ. Mặt khác, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ phục vụ chế biến nhưng hiện đang bị dừng theo lệnh cấm. Dựa trên đánh giá tổng thể nguồn cung, dự báo cả năm xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,5 triệu tấn, rất khó để lên 7 triệu tấn như một số ý kiến trước đó, dù nhu cầu thế giới tăng cao. Trước đó, ngày 20/7 Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng; đến cuối tháng 7, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ban hành lệnh cấm xuất khẩu và tái xuất khẩu gạo trong 4 tháng, cùng lúc Nga cũng tuyên bố cấm xuất khẩu gạo tạm thời./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á và châu Phi chịu tác động lớn nhất khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo
16:37' - 02/08/2023
Lệnh cấm xuất khẩu gạo không phải loại basmati của Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến thị trường gạo toàn cầu và hàng triệu người trên thế giới.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lưu ý trách nhiệm của VFA và thương nhân trong xuất khẩu gạo
15:20' - 01/08/2023
Bộ Công Thương vừa có công văn gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo về việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP về xuất khẩu gạo.
-
Thị trường
Thị trường gạo của nhiều nước xáo trộn sau động thái của Ấn Độ
17:48' - 31/07/2023
Lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo trắng không thuộc giống basmati của Ấn Độ đã gây tâm lý lo lắng đối với những người tiêu dùng vốn đã quen sử dụng mặt hàng này trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong hai tuần
10:09'
Kết thúc phiên ngày 29/4, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn giảm 1,61 USD (2,4%), chốt phiên ở mức 64,25 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm do lo ngại triển vọng nhu cầu yếu
17:04' - 29/04/2025
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao dịch chiều 29/4 khi các nhà đầu tư hạ triển vọng nhu cầu do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Hàng hoá
Thái Nguyên thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm là thực phẩm nhập lậu
14:25' - 29/04/2025
Tại thời điểm kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh bày bán 2.400 gói chân gà, 2.000 gói xúc xích que, 7.000 gói xúc xích, 5.750 gói cánh gà, 350 gói ớt bột có tổng trị giá gần 30 triệu đồng.
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 11 tấn thịt và nội tạng bò không rõ nguồn gốc trong 3 kho lạnh tại Hà Nội
11:50' - 29/04/2025
Đoàn kiểm tra phát hiện gần 11 tấn gồm lòng bò, gân bò, bì bò, họng bò, xách bò, xương bò, mép bò, óc bò, dạ dày bò, gan, phổi bò đông lạnh chưa qua sử dụng được để trong túi nilon không có nhãn mác.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương thay đổi thời gian điều hành giá xăng dầu
11:27' - 29/04/2025
Việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 24 tháng 4 năm 2025 sẽ được thực hiện vào thứ hai ngày 5 tháng 5 năm 2025 (ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ).
-
Hàng hoá
MXV: Thị trường nông sản phục hồi trong bối cảnh nhiều bất ổn
11:02' - 29/04/2025
Trước nhiều sức ép ngay khi mở cửa, giá đậu tương đã hồi phục nhờ tâm lý thị trường ổn định. Song song đó, giá cà phê Arabica có phiên thứ 5 liên tiếp tăng trong bối cảnh thị trường còn nhiều bất ổn.
-
Hàng hoá
Giám sát thị trường hàng hóa trong dịp Lễ 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5
10:48' - 29/04/2025
Tại thời điểm giám sát, các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt quy định, hàng hóa ghi nhãn, niêm yết giá đầy đủ, rõ ràng, bán đúng giá niêm yết, có hóa đơn chứng từ, tài liệu chứng minh nguồn gốc.
-
Hàng hoá
Nguy cơ nhu cầu giảm đè nặng lên giá dầu thế giới
07:19' - 29/04/2025
Giá dầu Brent đã giảm hơn 1 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 28/4, do những lo ngại về tác động kinh tế từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang gây áp lực lên nhu cầu dầu.
-
Hàng hoá
Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp
21:42' - 28/04/2025
Giá gạo tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp và cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã cung cấp gạo từ kho dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.