Tuần qua: Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan xuất khẩu đều tăng, cơ hội cho Việt Nam
*Thị trường gạo châu Á:
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ gia tăng trong tuần này do đồng rupee mạnh và nhu cầu cao hơn từ các quốc gia khác, trong khi giá gạo tại Thái Lan cũng tăng cao hơn dấy lên lo ngại về việc mất ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ châu Á khác.
Tại thị trường Ấn Độ, giá gạo tấm 5% được giao dịch ở mức 383-390 USD/tấn trong tuần này, tăng so với mức 381-387 USD/tấn của tuần trước đó.
Ông Himanshu Agarwal, Giám đốc điều hành tại công ty Satyam Balajee, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất Ấn Độ, cho biết giá gạo tăng do đồng rupee mạnh lên, song mức giá này vẫn khá cạnh tranh. Đồng rupee của Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng trong tuần này, làm giảm lợi nhuận của các thương nhân trong giao dịch với đối tác nước ngoài.
Chính phủ Bangladesh đã thông qua thỏa thuận mua 150.000 tấn gạo từ công ty NAFED của Ấn Độ. Nhập khẩu gạo của Dhaka có thể sẽ tăng lên 2 triệu tấn vào niên vụ 2020/21.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo 5% tấm của Việt Nam ổn định ở mức 500-505 USD/tấn. Theo các doanh nghiệp, thị trường gạo năm 2021 sẽ có nhiều điểm sáng khi nhập khẩu gạo của Philippines dự báo sẽ tăng thêm 0,4 triệu tấn vì sản lượng gạo dự kiến giảm gần 8% và tiêu thụ sẽ tăng đều đặn.
Ngoài ra, lượng gạo nhập khẩu của Bờ Biển Ngà, Nigeria và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) dự báo sẽ tăng 200.000 tấn/nước. Nhập khẩu gạo dự kiến sẽ tăng nhẹ ở Guinea, Iran, Madagascar, Mali và Mỹ. Đây là cơ hội cho ngành gạo Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Việt Nam cũng bắt đầu mua gạo từ Ấn Độ lần đầu tiên sau nhiều thập niên, khi giá gạo trong nước tăng lên mức cao nhất trong 9 năm.
Giá gạo 5% tấm tiêu chuẩn của Thái Lan tuần này đã tăng lên mức 515- 520 USD/ tấn, từ mức 510- 516 USD/tấn của tuần trước. Các thương nhân tại Bangkok cho biết nhu cầu đối với gạo Thái Lan không tăng, phần lớn do đồng baht mạnh, dẫn đến giá gạo xuất khẩu của nước này cao hơn so với giá chào bán gạo của Việt Nam và Ấn Độ.
*Thị trường nông sản Mỹ:
Giá các loại nông sản giao kỳ hạn diễn biến trái chiều trên Sàn giao dịch nông sản Chicago (CBOT) của Mỹ trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 8/1, trong đó, ngô Mỹ và đậu tương đều tăng giá, trong khi giá lúa mì lại hạ.
Khép phiên này, giá ngô giao tháng 3/2021 tăng 2,25 xu Mỹ (0,46%) lên 4,9625 USD/bushel. Giá đậu tương giao cùng kỳ hạn cũng tăng 19,5 xu Mỹ (1,44%), lên 13,7475 USD/bushel. Trong khi đó, giá lúa mỳ giao tháng 3/2021 lại giảm 3,5 xu Mỹ (0,54%) xuống 6,3875 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago (Mỹ) nhận định rằng, giá đậu tương đang hướng tới mức 14 USD/bushel, còn giá ngô kỳ hạn cũng hướng tới mức 5,1 USD/bushel.
Sự phục hồi mạnh mẽ của giá đậu tương trong tuần này là do thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông báo nước này sẽ bán 204.000 tấn đậu tương cho Trung Quốc trong niên vụ 2020-2021.
*Thị trường cà phê thế giới:
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần 8/1, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London chứng kiến đà sụt giảm phiên thứ năm liên tiếp. Giá cà phê Robusta giao tháng 3/2021 giảm 18 USD, xuống 1.318 USD/tấn và giá cà phê Robusta giao tháng 5/2021 cũng giảm xuống còn 1.329 USD/tấn.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp nối xu hướng tăng từ trước đó. Giá cà phê Arabica giao tháng Ba tăng thêm 2,6 xu Mỹ, lên 123,7 xu/lb và giá kỳ hạn giao tháng Năm tăng thêm 2,65 xu, lên 125,75 xu/lb (1 lb = 0,453 kg).
Các thị trường cà phê hiện đều đang chịu áp lực nguồn cung sau khi Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) báo cáo xuất khẩu toàn cầu trong hai tháng đầu niên vụ mới 2020/2021 đã tăng 6,5% so với niên vụ trước, lên 20,2 triệu bao 60 kg, tăng so với con số 18,9 triệu bao trong cùng giai đoạn này một năm trước đó.
Tuy nhiên, giá cà phê Arabica tại New York đã kết thúc chuỗi ngày giảm khi có tin từ Liên đoàn Cà phê quốc gia (FNC) của Colombia dự báo sản lượng năm nay sẽ giảm khoảng 6% so với năm trước.
Giới đầu tư trên sàn London lại tỏ ra thận trọng trước áp lực bán ra lượng cà phê dự phòng trong niên vụ mới khá mạnh đã đẩy giá cà phê Robusta giảm xuống mức thấp 4 tuần ngay khi Việt Nam - nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới- gần như đã hoàn tất thu hoạch vụ mùa mới.
Báo cáo tồn kho tại sàn London cũng cho thấy đã tăng lên mức cao hơn 8 tháng. Trong khi đó, lo ngại nhu cầu tiêu thụ sụt giảm vì nhiều quốc gia phải tái lâp các biện pháp giãn cách xã hội do biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19 lây lan.
ICO cho biết, xét chung trong hai tháng 10/2020 và 11/2020, các nước xuất khẩu cà phê chính đã vận chuyển 20,2 triệu bao 60kg sang các nước khác, tăng so với con số 18,9 triệu bao trong cùng giai đoạn một năm trước đó. Yếu tố chính đằng sau sự gia tăng này là xuất khẩu tăng vọt từ Brazil, quốc gia đã ghi nhận vụ thu hoạch cà phê kỷ lục trong năm 2020.
Tại thị trường Việt Nam, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên giảm thêm 300 – 400 đồng, xuống dao động trong khung 31.400 – 31.800 đồng/kg. Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở mức 1.429 USD/tấn./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản tuần qua: Giá tiêu bật tăng trở lại
18:00' - 02/01/2021
Giá tiêu tuy có tín hiệu tăng trở lại nhưng nhìn chung trầm lắng do lịch nghỉ Tết Dương lịch. Các doanh nghiệp nhận định giá tiêu có thể tăng đến 70.000 đồng/kg trong vụ tiêu tới.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản tuần qua: Giá cà phê Việt Nam tiếp tục giữ sự ổn định
17:58' - 02/01/2021
Tại thị trường trong nước phiên 2/1, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 32.600 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 33.000 đồng/kg.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định UKVFTA: Kỳ vọng rộng mở cho nông sản Việt sang Vương quốc Anh
14:49' - 31/12/2020
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) vừa ký kết được kỳ vọng cho con đường xuất khẩu nông sản sang thị trường này tiếp tục mở rộng hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gạo của Thái Lan vẫn ảm đạm trong năm 2021
20:31'
Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Chookiat Ophaswongse, cho biết xuất khẩu gạo của quốc gia Đông Nam Á này trong năm 2021 vẫn ảm đạm với mức tốt nhất chỉ là 6,5 triệu tấn.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á phiên chiều 18/1 rời mức đỉnh của 11 tháng
16:02'
Trong những tuần gần đây, giá dầu được đà đi lên, nhờ tiến triển trong quá trình sản xuất vaccine ngừa COVID-19 và kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô bất ngờ của Saudi Arabia
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm gần 1% trong phiên sáng 18/1
11:53'
Giá hai dầu chủ chốt này đã tăng trong những tuần gần đây nhờ việc triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới bất ngờ cắt giảm sản lượng.
-
Hàng hoá
Indonesia đặt mục tiêu trở thành nước sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới
07:30'
Bộ trưởng Biển và Nghề cá Indonesia (KKP), ông Sakti Wahyu Trenggono đặt mục tiêu đưa quốc gia này trở thành nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới.
-
Hàng hoá
Peru trở thành quốc gia sản xuất hạt diêm mạch lớn nhất thế giới
07:31' - 17/01/2021
Bộ Phát triển Nông nghiệp Peru (Midagri) thông báo nước này đã trở thành quốc gia sản xuất hạt diêm mạch (quinoa) lớn nhất thế giới với sản lượng đạt 89.775 tấn được ghi nhận trong năm 2019.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản tuần qua: Giá cà phê tăng trở lại
19:36' - 16/01/2021
Tuần qua (ngày 11/1 đến 16/1), giá lúa gạo nhìn chung ổn định, nhưng cá biệt có một số loại tăng nhẹ.
-
Hàng hoá
Điểm lại thị trường nông sản tuần qua
18:00' - 16/01/2021
Trong tuần, giá đậu tương trên sàn CBOT tăng 45 xu Mỹ, giá ngô tăng 35 xu Mỹ còn giá lúa mỳ tăng 27 xu Mỹ. Ba mặt hàng nông sản chủ chốt trên sàn CBOT đều ghi nhận các mức cao mới trong 6-7 năm qua.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về tình hình lây lan COVID-19 tại Trung Quốc
13:01' - 16/01/2021
Trong phiên giao dịch cuối tuần 15/1, giá dầu giảm mạnh trước những thông tin cho thấy Trung Quốc có nguy cơ phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới.
-
Hàng hoá
Nhiều cây cảnh độc, lạ sẵn sàng cho thị trường Tết
09:50' - 16/01/2021
Nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, một số nhà vườn tại Quảng Ngãi đã mạnh dạn chọn trồng các giống cây mới phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.