Tuần sóng gió nhất trong gần 2 năm với thị trường chứng khoán
*Ảnh hưởng từ tỷ giá và căng thẳng Trung Đông
Khởi đầu bằng phiên thứ 2 “giông bão” khi thị trường bị bán tháo gần 60 điểm chỉ trong gần 1 tiếng giao dịch phiên chiều. Những phiên giao dịch sau đó áp lực bán tiếp tục đẩy chỉ số chìm sâu, lực cầu cho thấy sự nhập cuộc trong phiên cuối tuần song chưa thể đưa chỉ số hồi phục về tham chiếu.
Đóng cửa tuần giao dịch 15 - 19/4, VN-Index ở mức 1,174.85 điểm, giảm 101.75 điểm (7,97%), xóa tan thành quả gần 3 tháng đầu năm. Đây là tuần giảm mạnh nhất của VN-Index kể từ tháng 10/2022.
Thanh khoản có tuần giao dịch “bùng nổ”, vượt trở lại mức bình quân 20 phiên khi áp lực bán gia tăng và lan rộng toàn thị trường. Tính chung cả tuần, thanh khoản bình quân trên sàn HOSE đạt 1,070 triệu cổ phiếu, tăng tới 41,23% so với tuần trước đó, tương đương 26.117 tỷ đồng, tăng 36,9% về giá trị giao dịch.
Chuyên gia phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) cho biết, cả 21/21 nhóm ngành giảm điểm. Áp lực bán “rực lửa” nhất đến từ các nhóm ngành như: Chứng khoán giảm 12,59%, khu công nghiệp giảm 11,31%, xây dựng giảm 10,58%...
Ngược lại các nhóm ngành có tính “phòng thủ” tỏ ra ít bị ảnh hưởng, đơn cử như: Hàng không giảm 0,29%, dược phẩm giảm 1,51%, công nghệ viễn thông giảm 2,71%...
CSI cho rằng, điểm nóng tỷ giá vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi căng thẳng Israel – Iran có chiều hướng leo thang trong ngày cuối tuần (19/4). Điều đó đã gây ra tác động tâm lý không nhỏ tới hành động của giới đầu tư, khiến thị trường chứng khoản châu Á đỏ lửa trong phiên giao dịch cuối tuần.
Chứng khoán Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đóng cửa giảm điểm khá sâu dù đã thu hẹp một phần đà giảm trong phiên sáng khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) thông báo bán USD can thiệp tỷ giá.
Thanh khoản trong tuần cũng là điều đáng chú ý, dù chỉ giao dịch 4 phiên nhưng khối lượng khớp lệnh trên HOSE vẫn tăng 13,6% so với mức trung bình 20 tuần. Áp lực bán hoàn toàn chủ động, nhấn chìm thị trường với thanh khoản ở mức cao cho thấy xu hướng giảm vẫn đang chiếm ưu thế.
CSI khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng hơn, hạn chế việc mua thêm, đồng thời ưu tiên chiến lược quản trị rủi ro. Ngưỡng hỗ trợ được kỳ vọng trong các tuần tới ở mốc 1.125 - 1.132 điểm.
Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) cho biết, tuần qua, nhà đầu tư liên tiếp đón nhận những thông tin tiêu cực, có tính chất vĩ mô như tỷ giá USD/VND liên tục chạm mốc cao nhất lịch sử; căng thẳng Trung Đông; khối ngoại bán ròng. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm mạnh. Các yếu tố vĩ mô đang xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực, do đó nhìn chung VN-Index đang trong trạng thái rủi ro.
Về ngắn hạn, việc giảm 8% trong 1 tuần có thể kích thích tâm lý bắt đáy của những nhà đầu tư có trạng thái tiền mặt cao, do đó kỳ vọng VN-Index đang gần 1 nhịp hồi phục kỹ thuật. Xét trên góc độ kỹ thuật, mốc hỗ trợ của chỉ số đang là 1.176 điểm và 1.181 điểm, sau khi chạm các kháng cự quan trọng này lần đầu, VN-Index có thể sẽ hồi phục.
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho biết, tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch, tiếp tục bán ròng với giá trị 2.248.23 tỷ đồng trên HOSE, là chuỗi bán ròng đột biến liên tiếp của khối ngoại trên HOSE. Đây đã là tuần bán ròng thứ 7 liên tiếp của khối ngoại trên sàn HOSE. Tâm điểm bán ròng của nhóm nhà đầu tư ngoại vẫn là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn: VHM bị bán ròng 678 tỷ đồng, FUEVFVND (385 tỷ đồng), CTG (237 tỷ đồng)...
Thị trường giảm điểm rất mạnh trong tuần qua khi không giữ được vùng giá hỗ trợ giá cao nhất năm 2023, tương ứng quanh 1.250 điểm, đồng thời kết thúc xu hướng tăng kéo dài trong 5 tháng qua khiến cho tâm lý nhà đâu tư trở nên kém tích cực hơn, cùng đó là các tin tức tiêu cực từ tình hình thế giới.
VN-Index đã quay trở lại kênh tích lũy rộng 1.150 - 1.250 điểm và mất động lực hình thành uptrend (xu hướng tăng giá), khả năng thị trường sẽ có xu hướng swing (kiểu giao dịch ngắn hạn, các lệnh giao dịch sẽ được giữ trong thời gian từ vài ngày đến vài tuần với nỗ lực nắm bắt những động thái ngắn hạn của thị trường) trong thời gian dài hơn. SHS cho rằng, nếu VN-Index vận động trong kênh nói trên thì về trung hạn đây vẫn là vận động tích lũy chứ không có nguy cơ rơi vào chu kỳ giảm giá (downtrend) mới.
Các chuyên gia từ SHS nhìn nhận, tình hình vĩ mô trong nước đang dần có dấu hiệu khởi sắc hơn trong năm 2024 khi GDP Quý I/2024 tăng 5,66%, cao nhất trong 5 năm qua. Tuy nhiên, các thông số vĩ mô vẫn chưa hoàn toàn cho thấy khởi sắc khi tăng trưởng tín dụng yếu cho thấy nền kinh tế đang có khả năng hấp thụ vốn thấp, tỷ giá vẫn ở mức cao những khó khăn đối với thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường trái phiếu vẫn chưa có bước chuyển biến căn cơ.
Tình hình kinh tế toàn cầu hiện cũng đang khó lường khi kinh tế toàn cầu vẫn bất ổn, tăng trưởng thấp đặc biệt là khu vực EU có nhiều nền kinh tế bước vào suy thoái như Pháp, Đức, Hà Lan, Anh...
Bên cạnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết nền kinh tế Mỹ vẫn chưa cho thấy dấu hiệu lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu 2% của Fed. Có thể mất “nhiều thời gian hơn dự kiến” mới đến lúc phù hợp để cắt giảm lãi suất. Đồng thời, căng thẳng Trung đông leo thang.
Do đó, với tình trạng vĩ mô tốt xấu đan xen, bất ổn thế giới gia tăng là một phần nguyên nhân thị trường chịu áp lực điều chỉnh.
SHS nhận định, VN-Index tiếp tục giảm điểm và rủi ro rơi về các ngưỡng sâu hơn đang gia tăng. Nhà đầu tư ngắn hạn nên tranh thủ các nhịp thị trường hồi phục để hạ tỷ trọng danh mục về mức an toàn.
Thị trường đang vận động trở lại kênh tích lũy rộng 1.150 - 1.250 điểm và có thể vận động tích lũy lại sẽ kéo dài, do đó nhà đầu tư trung hạn không nên giải ngân trong bối cảnh hiện tại mà cần kiên nhẫn chờ đợi nhịp tích lũy lại tin cậy hơn.
Thực tế, chứng khoán Việt Nam tuần qua giảm mạnh cũng nằm trong xu hướng chung của các thị trường trên thế giới.
*Chứng khoán Mỹ giảm kỷ lục
Chốt phiên cuối tuần, chỉ số Dow Jones tăng 211,02 điểm, hay 0,56%, lên 37.986,4 điểm, S&P 500 giảm 43,89 điểm, hay 0,88%, xuống 4.967,23 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 319,49 điểm, hay 2,05%, xuống 15.282,01 điểm.
Trước đó, trong hai phiên 16 và 18/4, chỉ số Dow Jones tăng điểm, trong khi cả hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite cùng chung xu hướng giảm. Hai phiên 15 và 17/4 chứng khiến cả ba chỉ số chủ lực này của chứng khoán Mỹ đều chịu sức ép đi xuống.
Tính chung cả tuần qua, chỉ số S&P 500 giảm 3,05%, chỉ số Nasdaq Composite giảm 5,52%, trong khi chỉ số Dow Jones tăng 0,01%.
Mức giảm trong tuần qua của chỉ số S&P 500 là mạnh nhất kể từ tháng 3/2023 và của chỉ số Nasdaq Composite là mạnh nhất kể từ ngày 31/10/2022.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite giảm sáu phiên liếp tiếp, chuỗi giảm điểm dài nhất kể từ tháng 10/2022, với chỉ số S&P 500 hiện giảm 5,46% so với mức chốt phiên kỷ lục vào ngày 28/3.
Thị trường chứng khoán Mỹ gần đây đã phải chịu sức ép sau đà phục hồi kéo dài 5 tháng, kể từ tháng 11/2023.
Một loạt các nhân tố như lạm phát cao vượt dự kiến; thị trường việc làm mạnh; căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông đẩy giá dầu tăng và những phát biểu của các quan chức Fed, trong đó có Chủ tịch Fed Jerome Powell - đã khiến các nhà giao dịch lùi dự báo về thời điểm Fed hạ lãi suất.
Ông Oliver Pursche, Phó Chủ tịch cấp cao của công ty môi giới tài chính Wealthspire Advisors, cho rằng các thị trường vẫn đang điều chỉnh sau các tín hiệu chính sách của Fed, cũng như xem xét liệu ngân hàng trung ương này có cắt giảm lãi suất trong năm nay hay không.
Nhà phân tích Joshua Mahony tại Scope Markets lưu ý rằng các nhà giao dịch rất lo ngại do căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông và Fed có thể duy trì lãi suất ở mức hiện tại trong một thời gian dài hơn.
Còn chuyên gia Matthew Ryan tại công ty dịch vụ tài chính Ebury có quan điểm rằng nếu căng thẳng chính trị tại Trung Đông lan rộng, hoặc trong trường hợp xấu hơn có sự tham gia của các quốc gia khác, thị trường có thể sẽ chứng kiến một làn sóng tìm kiếm sự an toàn.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm kỷ lục trong tuần qua
13:06' - 20/04/2024
Tại thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số Nasdaq Composite và S&P 500 chốt phiên 19/4 đi xuống, trong khi chỉ số Dow Jones tăng điểm.
-
Thị trường
Xung đột tại Trung Đông lại làm "nóng" nhiều thị trường chứng khoán và hàng hóa
17:29' - 19/04/2024
Trong phiên 19/4 tại châu Á, thông tin về hành động quân sự của Israel vào một địa điểm của Iran đã khiến giá dầu tăng mạnh, vàng trở nên hấp dẫn hơn, trong khi các thị trường chứng khoán đi xuống.
-
Chứng khoán
Quý 1/2024, DNSE tăng 40% số lượng chứng khoán quản lý
15:37' - 19/04/2024
Ban lãnh đạo DNSE cho biết dự tính lợi nhuận Quý I, kế hoạch sử dụng vốn sau IPO, giải pháp bảo mật an ninh mạng cũng như chiến lược đẩy mạnh mảng phái sinh trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chứng khoán thoát thế đi ngang, khối ngoại mua ròng 6 phiên liên tiếp
16:46' - 29/11/2024
Thị trường chứng khoán phiên hôm nay tăng khá mạnh, thoát thế đi ngang trong mấy phiên vừa qua. Đáng chú ý, khối ngoại đã có 6 phiên liên tiếp mua ròng.
-
Chứng khoán
Các thị trường chứng khoán châu Á phiên 29/11 biến động trái chiều
16:44' - 29/11/2024
Chốt phiên 29/11, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 0,4%, xuống 38.208,03 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 0,3%, lên 19.423,61 điểm.
-
Chứng khoán
MIG chào bán hơn 25,9 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
09:34' - 29/11/2024
Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC, mã chứng khoán MIG) sẽ chào bán 25.900.875 cổ phiếu MIG cho cổ đông hiện hữu với giá 10 nghìn đồng/cổ phiếu.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 29/11
09:30' - 29/11/2024
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm FOX, MWG và DBC.
-
Chứng khoán
Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 29/11
09:09' - 29/11/2024
Hôm nay 29/11, có 3 doanh nghiệp bắt đầu đăng ký giao dịch cổ phiếu số lượng lớn gồm: VST, PVL, PSC.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán châu Âu phục hồi
07:40' - 29/11/2024
Bà Brooks nhận định nếu tăng trưởng của châu Âu vẫn yếu, có thể sẽ có thêm các đợt cắt giảm lãi suất xuống 1,5%, vì ECB có thể phải duy trì lập trường nới lỏng để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều sau tín hiệu mới
18:04' - 28/11/2024
Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch chiều 28/11 sau khi lợi suất trái phiếu Mỹ giảm và lạm phát của Mỹ ổn định.
-
Chứng khoán
Chứng khoán đi ngang, thanh khoản ngày càng giảm
16:31' - 28/11/2024
Dòng tiền vào thị trường ngày càng giảm khiến giao dịch trở nên “mờ nhạt”, mức tăng và giảm của các mã cổ phiếu rất nhỏ. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng giảm quy mô giao dịch.
-
Chứng khoán
Niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024
10:08' - 28/11/2024
Năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89.200 đồng/cổ phiếu lên mức dao động quanh vùng giá 220.000 đồng/cổ phiếu (tháng 11).