Tuổi nghỉ hưu có khác nhau giữa các ngành nghề?
Trước nhiều ý kiến khác nhau về sửa tuổi nghỉ hưu trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2012, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Tin Tức.
PV: Thưa ông, lý do nào Bộ LĐTBXH lại tiếp tục đề xuất vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu?
Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Các nội dung sửa đổi của Bộ luật Lao động 2012 có thể chia làm hai nhóm vấn đề: Liên quan đến quan hệ lao động và tiêu chuẩn lao động, trong đó tuổi nghỉ hưu đang là vấn đề được đặt ra.
Trong quá trình sơ kết thực hiện Bộ luật Lao động, có một số ý kiến đề nghị cần cân nhắc, xem xét lại tuổi nghỉ hưu. Nguyên nhân là những áp lực khách quan như quá trình già hóa dân số của Việt Nam, nhất là khi tuổi thọ tăng lên. Bên cạnh đó, khi làm luật phải có tính dự báo cho 10 - 15 năm sau, mà khi đó, vấn đề cân đối của Quỹ BHXH đã trở nên đáng báo động.
PV: Trước những ý kiến khác nhau về tuổi nghỉ hưu, quan điểm của Bộ về vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Từ các ý kiến của các bên có thể thấy, phải phân loại tuổi nghỉ hưu đối với các ngành nghề, cũng như phải có lộ trình tăng. Với những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, sẽ không đề xuất tăng.
Với những ngành nghề nhẹ nhàng hơn sẽ tăng, nhưng cần có lộ trình tăng dần, không làm ảnh hưởng đến thị trường lao động, nhất là áp lực phải tạo việc làm mới cho khoảng 1 triệu lao động mới mỗi năm. Đây là vấn đề cần phải tính toán, kết hợp giữa khoa học và thực tiễn để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Tiếp thu các ý kiến, Bộ LĐTBXH sẽ phân loại để điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo từng ngành nghề, đặc thù công việc. Các tổ chức quốc tế đang nói nhiều đến vấn đề bình đẳng giới. Do đó, trước mắt là việc điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ bằng nhau.
Việc tăng tuổi hưu dự báo cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường lao động và việc làm của lớp trẻ. Do đó, nếu giả thiết có tăng tuổi nghỉ hưu, cũng cần tăng từ từ. Đó cũng là kinh nghiệm của các nước khác, thậm chí chỉ tăng thêm 1 tuổi, cũng phải kéo dài theo lộ trình tới 5 năm, để giảm ảnh hưởng tới thị trường lao động.
Một điều quan trọng khi tăng tuổi nghỉ hưu là cần cân đối Quỹ BHXH, bởi kinh nghiệm nhiều nước cho thấy áp lực chính là quá trình đóng - hưởng BHXH. Khi tuổi thọ tăng, thời gian hưởng dài ra, nếu không tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, sẽ phải kéo dài thời gian đóng lên. Việc cân đối Quỹ sẽ theo phương thức người lao động đóng bao nhiêu sẽ được hưởng bấy nhiêu.
Bộ LĐTBXH vẫn đang lấy ý kiến của các bên thông qua các cuộc hội thảo, sơ kết 3 năm thực hiện Luật Lao động. Bản thân tôi khi xây dựng Luật Lao động 2012 cũng không nghĩ phải sửa luật sớm như vậy. Do đó, lần sửa luật này cần phải tính toán dài hơi hơn.
PV: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu
12:48' - 05/10/2016
Tăng tuổi nghỉ hưu và cân bằng độ tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ là những đề xuất quan trọng trong dự án sửa đổi Bộ luật Lao động, nhằm tận dụng nguồn nhân lực và đảm bảo cân đối quỹ hưu trí dài hạn.
-
Kinh tế & Xã hội
Hai lý do tăng tuổi nghỉ hưu
09:38' - 05/10/2016
Một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2012 mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến là nghiên cứu, đề xuất lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cho phù hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Người phát ngôn của Chính phủ trả lời một số vấn đề báo giới quan tâm
19:32' - 04/10/2016
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi nội dung trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ đối với một số vấn đề mà báo chí và dư luận quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tính toán phương án trình Quốc hội xem xét việc tăng tuổi hưu
17:31' - 21/09/2016
Với xu hướng tăng tuổi thọ, giảm nguồn cung nhân lực do chính sách giảm sinh những năm qua và do tuổi thọ bình quân cao khiến thời gian chi trả lương hưu dài ảnh hưởng đến cân đối quỹ Bảo hiểm xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.