Tương lai của kinh tế thế giới: Ẩn số khó đoán
Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới năm 2016 do tổ chức kinh tế danh tiếng Conference Board có trụ sở tại New York (Mỹ) công bố ngày 9/11.
Conference Board dự đoán trong năm 2016, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới chỉ đạt 2,8%, mức tăng rất khiêm tốn so với mức 2,5% dự kiến của năm 2015.
Con số này là rất nhỏ nhoi so với mức tăng trưởng hàng năm thường đạt trên 4% của những năm giữa thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 và tốc độ tăng trưởng trung bình 3,3% trong giai đoạn 2010-2014.
Không chỉ tăng trưởng ì ạch, kinh tế thế giới còn đứng trước tương lai khá bấp bênh do sự hội tụ của nhiều mối đe dọa có thể kéo tụt sự tăng trưởng toàn cầu thậm chí xuống chỉ còn 1,9%.
Nhà Kinh tế trưởng Bart van Ark, Phó Chủ tịch Điều hành Conference Board, cho biết nền kinh tế thế giới đang mắc kẹt trong trạng thái "đứng yên chờ hạ cánh" do sự kết hợp của hàng loạt nhân tố cả tích cực lẫn tiêu cực.
Báo cáo chỉ ra một số nghịch lý của nền kinh tế thế giới như có rất nhiều cơ hội để đổi mới công nghệ song lại thiếu lòng tin kinh doanh để tăng cường đầu tư; tốc độ tăng trưởng năng suất yếu song các chính phủ và các công ty lại chưa giải quyết được những thách thức đến từ các thỏa thuận thương mại toàn cầu, làn sóng người nhập cư, môi trường, và tình trạng bất bình đẳng.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển chủ yếu phụ thuộc và nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, các thị trường lao động và nhà ở thì tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi tiếp tục phụ thuộc vào sự lên xuống của giá hàng hóa và năng lượng cũng như luồng vốn đầu tư từ bên ngoài.
Về những thách thức đang đặt ra đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, ông Bart van Ark, đồng tác giả của báo cáo trên, nhận định: “Sự chậm lại của nền kinh tế toàn cầu có nghĩa là tiềm tăng cho các nền kinh tế đang nổi như Việt Nam đẩy nhanh tăng trưởng nhờ xuất khẩu sẽ bị hạn chế.
"Thêm vào đó, việc Mỹ sẽ tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ lãi suất và chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế đang nổi, trong đó có Việt Nam. Do đó, thay vì trông đợi vào các nền kinh tế bên ngoài, các nền kinh tế đang nổi như Việt Nam cần tập trung vào nền kinh tế nội địa, bảo đảm rằng có một sự ổn định trong nền kinh tế, theo đó, thu nhập của người dân được thúc đẩy bởi hoạt động kinh doanh tốt hơn, giúp mang lại mức lương cao hơn, tạo ra sức mua lớn hơn, và mang lại mức tăng trưởng cao hơn".
"Tôi cho rằng chúng ta phải chấp nhận thực tế là đối với các nền kinh tế đang nổi, tăng trưởng không còn tiếp tục đơn thuần dựa vào sức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, mà nó sẽ dựa vào tầng lớp trung lưu cũng như tăng trưởng tiêu dùng trong chính nội tại nền kinh tế”.
Được thành lập năm 1916, Conference Board là một tổ chức nghiên cứu độc lập, cộng tác với gần 1.200 công ty quốc doanh và tư nhân cùng nhiều tổ chức khác tại 60 quốc gia. Các hoạt động của Conference Board bao gồm tổ chức hội nghị, tiến hành các nghiên cứu về quản trị kinh doanh và kinh tế, và công bố một vài chỉ số kinh tế rất được dư luận quan tâm./.
TTXVN
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới
20:28' - 09/11/2015
OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2015 xuống còn 2,9% do thương mại toàn cầu suy giảm. Đây là lần điều chỉnh giảm thứ hai từ mức 3,7% hồi tháng 12/2014.
-
Kinh tế & Xã hội
Tham nhũng “ngốn” gần 2% GDP của thế giới
09:48' - 13/10/2015
Kết quả gây bất ngờ này chỉ phản ánh khoản thiệt hại tài chính do các hành vi tham nhũng gây ra và chưa tính tới những thiệt hại về cơ hội, về năng suất lao động, và sự đổi mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sĩ đặt mục tiêu về FTA mở rộng với Trung Quốc
14:20'
Nghị sĩ Thomas Aeschi, Chủ tịch phái đoàn EU-EFTA, ngày 29/11 cho biết thỏa thuận thương mại tự do mở rộng giữa Thụy Sĩ và Trung Quốc sẽ sớm được đưa vào triển khai.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.