Tương lai nào cho “Tam giác Bắc Trung Mỹ” dưới thời Donald Trump?
Mạng tin alainet.org nhận định trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, chính quyền Donald Trump đã trục xuất 56.315 người nhập cư trái phép, với hành động bắt bớ người nhập cư trái phép để tiến hành trục xuất gia tăng đáng kể.
Việc trục xuất ồ ạt người nhập cư Trung Mỹ có tác động tiềm tàng là làm suy giảm nguồn lao động của ngành lương thực của Mỹ, vốn phải liên tục bổ sung bằng những thanh niên nhập cư trái phép do điều kiện lao động khắc nghiệt.
Cho tới nay, mối xung đột này được giải quyết bằng thị thực lao động cho lĩnh vực nông nghiệp, nhưng rõ ràng hình thức cấp phép này không đủ để đáp ứng nhu cầu lao động của tất cả các ngành nghề ở Trung Mỹ.
Nếu số lượng các vụ trục xuất người nhập cư tại Mỹ vọt lên mức ồ ạt trong những tháng tới, chính phủ các nước Trung Mỹ sẽ buộc phải tiếp nhận những người di cư trái phép trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Điều này càng được khẳng định với tình trạng kinh tế ảm đạm của các nước trong Tam giác thịnh vượng, những nước có chỉ số dưới chuẩn nghèo cao nhất toàn Mỹ Latinh (theo số liệu trong Biên niên 2016 của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc).
Có một thực tế phũ phàng là 3 nước Bắc Trung Mỹ này phụ thuộc vào kiều hối do người di cư gửi về từ Mỹ, chiếm tỷ trọng trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Guatemala, El Salvador và Honduras lần lượt là 10%, 17% và 18%. (Số liệu do tổ chức Đối thoại liên Mỹ (Inter-American Dialogue) công bố trong báo cáo “Tam giác tuyệt vọng Bắc Trung Mỹ”).
Sự sụt giảm kiều hối có thể càng làm trầm trọng thêm thực trạng xã hội vốn trong tình trạng hỗn loạn, bần cùng và bạo lực.
Trong khi đó, biên độ hoạt động của các nước trong Tam giác thịnh vượng này là vô cùng hạn hẹp do nguồn thu tài chính trung bình của họ chỉ ở mức 16% GDP, cản trở mọi khả năng gia tăng chi tiêu công để tạo thêm cơ hội việc làm cho những người di cư trái phép hồi hương.
Nạn tham nhũng của những nhà cầm quyền, chủ yếu qua con đường các khoản thuế gián tiếp, cho thấy sự bất lực của nhà nước trong việc tạo thêm nguồn thu qua việc nâng các khoản thuế trực tiếp đánh vào lợi nhuận của các tập đoàn xuyên quốc gia.
Tệ tham nhũng chính trị được Washington hỗ trợ theo cách này hay cách khác qua các chương trình do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ, mà mới đây đã kích động hai cuộc đảo chính lật đổ các tổng thống Manuel Zelaya tại Honduras (2009) và Otto Pérez Molina tại Guatemala (2015).
Hệ quả là chính phủ các nước Trung Mỹ không thể triển khai các cải cách kinh tế có lợi cho các tầng lớp xã hội chiếm đa số khi các cơ quan thể chế công hoạt động dưới ô bảo trợ của Mỹ.
Ngoài nguồn thu ngân sách eo hẹp, các nước Trung Mỹ này còn không thể giảm được chi phí quân sự do yêu cầu từ Washington về ngân sách mà các nước này phải dành ra cho cuộc chiến chống các băng đảng tội phạm.
Đơn cử, chi phí quân sự của Honduras và El Salvador đang ở mức trên 6% GDP, tỷ lệ cao hơn tất cả các nước Mỹ Latinh khác (Báo cáo “Phí tổn của tội phạm và bạo lực” của Ngân hàng Phát triển liên Mỹ).
Thêm vào đó, các chính phủ Trung Mỹ còn phải đối mặt với sức ép từ khác của Tổng thống Donald Trump, người yêu cầu cắt giảm 30% viện trợ kinh tế cho Liên minh vì Thịnh vượng trong năm 2018.
Nếu được thông qua, nguồn hỗ trợ này sẽ giảm xuống mức 460 triệu USD và có thể còn tiếp tục xuống thấp hơn nữa, khi mà sự tiếp tục của chương trình hỗ trợ kinh tế giờ đây bị ràng buộc vào sự hợp tác của các nước này trong việc trục xuất người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ.
Cũng cần nhấn mạnh rằng có tới một nửa đóng góp của Mỹ cho Liên minh vì Thịnh vượng là dành cho việc củng cố bộ máy chiến tranh của 3 nước trong “tam giác tuyệt vọng” này, thông qua Sáng kiến khu vực Trung Mỹ (Tài liệu “Chiến lược can dự của Mỹ tại Trung Mỹ: số liệu về chính sách danh cho Quốc hội” của cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ).
Bị kẹt giữa những vụ bạo lực trong xã hội và tình trạng kinh tế khủng khoảng, người dân Trung Mỹ sẽ tiếp tục bị buộc phải rời bỏ bản xứ khi không thể hàng ngày đối diện những hành động trấn lột, đe dọa tính mạng và tỷ lệ bạo lực cao.
Tam giác Bắc Trung Mỹ có tầm quan trọng chiến lược đối với hoạt động buôn lậu ma túy, do đây là hành lang quan trọng luân chuyển “cái chết trắng” từ vựa sản xuất Nam Mỹ tới thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ.
Do đó, việc trục xuất người nhập cư trái phép tại Mỹ sẽ tạo lợi thế cho hoạt động các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, như nhóm “Las Maras” – nhóm buôn lậu ma túy, vũ khí, tống tiền cá nhân và doanh nghiệp lớn nhất toàn Trung Mỹ.
Điều u ám nhất sẽ đến với người di cư Trung Mỹ là khi “bức tường Trump” tại biên giới Mỹ - Mexico trở thành hiện thực, vì kinh nghiệm trong quá khứ đã chứng minh rằng điều duy nhất mà những bức tường như vậy gây ra chỉ là việc sẽ ra đời những con đường liều lĩnh và chết chóc hơn, đưa người di cư tới những điểm đến mong đợi của họ, đồng thời làm tăng sức mạnh và phạm vi ảnh hưởng của các nhóm buôn người (Báo cáo “Đối diện những bức tường” của tổ chức Ân xá quốc tế).
Bất chấp sự im lặng của các phương tiện truyền thông phổ biến nhất trên thế giới về những diễn biến tại các quốc gia Trung Mỹ nhỏ bé này, không có nghi ngờ gì khi nói rằng chính họ là những người phải chịu đựng một cách khốc liệt nhất sự thống trị của Mỹ.
Tương lai nào sẽ gõ cửa những gia đình Trung Mỹ nghèo khổ này sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng kháng cự của các phong trào xã hội tại đây trước chính sách nhập cư đầy thù địch của Donald Trump.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Có khả năng Mỹ cắt giảm mạnh ngân sách dành cho viện trợ nước ngoài
14:17' - 14/08/2017
Chính phủ của Tổng thống Donald Trump có kế hoạch cắt giảm 30% ngân sách dành cho viện trợ nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
UNICEF kêu gọi G7 thông qua kế hoạch hành động để bảo vệ trẻ em tị nạn và di cư
10:23' - 26/05/2017
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc LHQ (UNICEF) đã hối thúc các nhà lãnh đạo G7 thông qua kế hoạch hành động 6 điểm do cơ quan này soạn thảo để bảo vệ trẻ em tị nạn và di cư.
-
Kinh tế & Xã hội
Vấn đề người di cư: Số người nhập cư trái phép vào Mỹ giảm kể từ năm 2009
11:53' - 26/04/2017
Số người nhập cư trái phép vào Mỹ đã giảm xuống còn 11 triệu người kể từ năm 2009, chủ yếu do số người Mexico nhập cư bất hợp pháp trên đất Mỹ giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.