Tuyển dụng vượt kế hoạch, Chủ tịch công ty không được tăng lương
Theo đó, về quản lý lao động, công ty phải xây dựng kế hoạch lao động hằng năm làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động.
Kế hoạch lao động được xây dựng dựa trên kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại lao động hợp lý (đặc biệt là việc rà soát các đầu mối quản lý, sắp xếp tinh giản lao động gián tiếp) và định mức lao động của công ty.
Tổng số lao động trong kế hoạch lao động hằng năm trong điều kiện sản xuất, kinh doanh bình thường không được vượt quá 5% so với số lao động thực tế sử dụng bình quân của năm trước liền kề (sau khi đã cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại).
Căn cứ kế hoạch lao động, Tổng giám đốc, Giám đốc tổ chức tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động, Điều lệ của công ty.
Hàng năm, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chỉ đạo Tổng giám đốc, Giám đốc đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng lao động, xác định trách nhiệm trong tuyển dụng, sử dụng lao động; giải quyết đầy đủ các chế độ, quyền lợi đối với người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.
Đối với trường hợp tuyển dụng vượt quá kế hoạch hoặc không đúng kế hoạch, dẫn đến người lao động không có việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động, Tổng giám đốc, Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và không được thưởng, không được tăng lương, kéo dài thời gian nâng lương, giảm mức tiền lương.
Đây được coi là một nội dung để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý theo quy định tại Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
* Phân phối tiền lương
Công ty xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương làm căn cứ để xếp lương, trả lương và thực hiện chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện, công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau.
Quỹ dự phòng của công ty không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Đối với công ty sản xuất, kinh doanh có tính mùa vụ, quỹ dự phòng không vượt quá 20% quỹ tiền lương.
Công ty xây dựng quy chế trả lương theo vị trí, chức danh công việc, bảo đảm trả lương thỏa đáng (không hạn chế mức tối đa) đối với người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và đóng góp nhiều cho công ty.
Công ty phân phối tiền lương cho người lao động theo quy chế trả lương của công ty.
Không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cục thuế Hà Nội: Sử dụng 10 lao động cần thành lập doanh nghiệp
19:01' - 27/05/2016
Cục Thuế TP Hà Nội đề nghị các hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp, theo quy định của Luật doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc thiếu lao động trầm trọng
08:42' - 25/03/2016
Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI ở các Khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc lâm vào cảnh thiếu lao động trầm trọng và thông báo tuyển dụng lao động số lượng lớn một cách ồ ạt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36'
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh báo thủ đoạn tinh vi mới trong buôn lậu, hàng giả công nghệ cao
14:35'
Hội nghị tại Đà Nẵng cảnh báo hàng giả ngày càng tinh vi, sử dụng AI, in 3D, giả mạo thương hiệu xe máy, đòi hỏi hành động quyết liệt và đồng bộ hơn từ các lực lượng chức năng.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút hơn 3,7 tỷ USD vào các khu công nghiệp sau hợp nhất
14:35'
Các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh mới đặt mục tiêu thu hút đầu tư kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 3,73 tỷ USD trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc WHO
14:33'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 tiên phong tại Hội nghị BRICS mở rộng
14:32'
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam sẽ cùng cộng đồng quốc tế không ngừng phấn đấu, đoàn kết và nỗ lực để xây dựng một hệ thống quản trị toàn cầu bình đẳng, bao trùm và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 9,8%
11:14'
Bộ Tài chính bảo đảm không để xảy ra tình trạng đứt gãy, gián đoạn trong việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp...
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng cá hàng trăm tỷ chưa sử dụng đã “tắc luồng”
11:08'
Dự án cảng cá Cửa Nhượng tại xã Thiên Cầm (tỉnh Hà Tĩnh) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng từ nguồn kinh phí bồi thường sự cố môi trường biển đến nay đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thúc đẩy đầu tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu lúa Thủ đô
09:37'
Hà Nội chỉ đạo Sở Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương lập kế hoạch đầu tư đê điều, rà soát đất rừng, phát triển giống lúa mang thương hiệu Thủ đô, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2026–2030.