Tỷ lệ nợ cao tại Trung Quốc có thể làm nảy sinh các nguy cơ lớn
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, các chuyên gia kinh tế tại Anh vừa cảnh báo về nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính hoặc tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại kéo dài đối với kinh tế Trung Quốc, trong bối cảnh số liệu của tờ Thời báo Tài chính Anh (The Financial Times) cho thấy tổng nợ của nước này tính đến hết quý đầu năm 2016 tăng lên xấp xỉ 240% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã cho vay khá ồ ạt. Theo tính toán của tờ The Financial Times, chiều hướng đó đã khiến cho tổng nợ ròng của nước này, gồm cả nợ trong nước và nước ngoài, tính đến cuối tháng 3/2016 tăng lên mức cao 163.000 tỷ NDT (25.000 tỷ USD).
Các chuyên gia kinh tế Anh lưu ý rằng mặc dù quy mô nợ của Trung Quốc rất đáng quan ngại, song điều đáng lo ngại hơn là tốc độ tích nợ của nước này. Số liệu thống kê cho thấy tính đến cuối năm 2007, nợ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mới ở mức 148% GDP.
Ha Jiming, Giám đốc chiến lược đầu tư của ngân hàng Goldman Sachs, lưu ý rằng bất kỳ nước lớn nào có tỷ lệ nợ/GDP tăng nhanh đều khó tránh khỏi khủng hoảng tài chính hoặc rơi vào tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm trong thời gian kéo dài.
Trong khi đó, một số nhà kinh tế cho rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sẽ vẫn duy trì được khả năng ngăn chặn khủng hoảng. Bằng cách bơm tiền vào hệ thống ngân hàng, PBoC có thể đảm bảo thanh khoản của các ngân hàng ở mức cao, dù rằng các khoản cho vay không sinh lời có thể tăng mạnh.
Tỷ lệ nợ cao hiện nay cùng với sự kết nối ngày càng chặt chẽ hơn của Trung Quốc với các thị trường tài chính toàn cầu là một phần trong những lý do khiến cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây ra lời cảnh báo rằng Trung Quốc đang tạo ra các rủi ro lớn cho các nền kinh tế tiên tiến.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng đối với bất kỳ nền kinh tế nào, thì việc có được một lượng vốn lớn như thế trong một khoảng thời gian ngắn và số lượng các dự án có khả năng sinh lời khá hạn chế là điều vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, lợi nhuận giảm theo hình xoắn ốc (tức là giảm nhanh và đà giảm khó ngừng lại), đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều khoản cho vay đứng trước rủi ro hơn.
Xét tổng thể, tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc cao hơn so với các nền kinh tế phát triển khác, song nó có thể "sánh" được với tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho hay tính tới quý III/2015, tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc đứng ở mức 249%, trong khi của Eurozone là 270% và của Mỹ là 248%. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi có tỷ lệ nợ/GDP thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 175%./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc tiếp tục bơm tiền vào thị trường
14:57' - 25/04/2016
Ngày 25/4, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã tiếp tục bơm thêm tiền vào thị trường nhằm giảm tình trạng căng thẳng về khả năng thanh khoản.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới trong gần 50 năm qua
20:43' - 24/04/2016
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã tranh thủ tăng thị phần trên thị trường toàn cầu trong bối cảnh nhu cầu thế giới còn yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Nợ nần cao có thể làm trệch “đường ray” tăng trưởng
13:05' - 23/04/2016
Đến cuối tháng 3/2016, trị giá các khoản vay còn tồn đọng của các tổ chức tài chính Trung Quốc đã tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên 98.560 tỷ NDT (15.210 tỷ USD).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.