Tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội còn thấp
Chiều 1/12, tại Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (Hansiba) tổ chức Hội nghị giới thiệu các cơ chế, chính sách phát triển công nghệ hỗ trợ của Chính phủ và tổ chức kết nối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố.
Theo số liệu ước tính của Hansiba, tình hình sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các ngành như sau: ngành chế tạo ô tô tỷ lệ nội địa hóa khoảng 5-20%; ngành điện tử nội địa hóa khoảng 5-10%; da giày nội địa hóa khoảng 30%; dệt may nội địa hóa đạt khoảng 30%; công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao khoảng 1-2%; cơ khí chế tạo khác nội địa hóa khoảng 15-20%. Từ hạn chế về việc nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ dẫn tới khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu vào khoảng hàng chục tỷ USD (riêng sản phẩm nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ô tô vào khoảng 30 tỷ USD). Đặc biệt, Việt Nam chỉ có khoảng 0,3% trong tổng số gần 500.000 doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia vào sản xuất chế tạo cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Đây thực sự là con số đáng báo động khi so sánh với cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại một số nước ngay trong khối ASEAN. Tại hội nghị, doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ đã nêu rõ trong quá trình phát triển hệ thống công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp gặp một số trở ngại do nguồn lực của các doanh nghiệp còn hạn chế, cơ chế chính sách để đi vào cuộc sống chưa kịp thời… Các doanh nghiệp kiến nghị, nhà nước và thành phố Hà Nội xem xét có thêm các chương trình xúc tiến cũng như kết nối giao thương bằng các chương trình cụ thể thông qua sở, ban, ngành hoặc hiệp hội; trong đó các cơ quan thuộc chính quyền sẽ vừa là cầu nối vừa là cơ quan giám sát việc thực hiện kết nối này.Đưa mối quan hệ hợp tác thành mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa thành phố chứ không đơn thuần là mối quan hệ cá nhân hay mối quan hệ giữa công ty với công ty như hiện tại. Mục đích để tăng tính quy mô định hướng dài hạn cũng như việc bảo trợ.
Bà Nguyễn Quỳnh Vân, Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) cho biết, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6743/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020, định hướng 2025. Theo đó, đến năm 2020 Hà Nội sẽ có khoảng 900 doanh nghiệp chuyên sâu về công nghiệp hỗ trợ, trong đó có 40% doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt chuẩn quốc tế. Để đề án đi vào cuộc sống, hàng năm UBND thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài; thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc quản lý, quản trị quốc tế, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp hỗ trợ... Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội còn phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc triển khai các chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ đồng thời kiến nghị để có những chính sách đặc thù phù hợp và tận dụng tiềm năng phát triển của Thủ đô./.- Từ khóa :
- công nghiệp phụ trợ
- nội địa hóa
- da giầy
- điện tử
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Khai thông tín dụng cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
11:14' - 18/10/2017
Ngành công nghiệp hỗ trợ quy tụ nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện đang đứng trước nhiều khó khăn. Vì thế, nhu cầu nguồn vốn ưu đãi để giúp họ tăng cường đầu tư, ổn định sản xuất là cần thiết.
-
Doanh nghiệp
Khai mạc chuỗi triển lãm về công nghiệp hỗ trợ
13:45' - 13/09/2017
Ngày 13/9, Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản, NEPCON Vietnam 2017 và Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2017 đã chính thức khai mạc tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô – Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Phát triển công nghiệp hỗ trợ để kết nối các chuỗi cung ứng
11:35' - 20/08/2017
Đây là một trong những lựa chọn chiến lược của nhiều nền kinh tế thành viên APEC, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành mục tiêu chất lượng năm 2025
18:58' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1392/QĐ-BCT về mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2025.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương triển khai kế hoạch đào tạo công nghệ 4.0
15:00' - 22/05/2025
Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.
-
DN cần biết
Công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
13:17' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
-
DN cần biết
Liên kết chuỗi giá trị ngành gia cầm còn quá ít
13:08' - 22/05/2025
Ngày 22/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị với chủ đề “Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững”.
-
DN cần biết
Thêm 960 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc
11:07' - 22/05/2025
Đến nay, Việt Nam đang có 1.396 mã số vùng trồng và 188 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc.
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia
19:27' - 19/05/2025
Đây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia ký kết ngày 28/4/2025.