Khai thông tín dụng cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Ảnh minh họa: TTXVN
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực hơn 2 tháng nay (1/8/2017). Theo đó, có một nội dung quan trọng đề cập tới việc hỗ trợ tiếp cận tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt, doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ là một trong những đối tượng được hưởng lợi nhờ chính sách này.
Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội nhận định, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay quy tụ khá nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do nguồn lực còn hạn chế, nên ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nói chung và đa phần các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nói riêng đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức.Vì thế, rất cần những giải pháp thiết yếu về nguồn vốn, tài chính ưu đãi, hạ tầng và mặt bằng nhà xưởng để giúp họ tăng cường đầu tư vào sản xuất và công nghệ. Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và định hướng tìm kiếm thị trường cũng như đầu ra cho sản phẩm.
Qua khảo sát các doanh nghiệp cho thấy, nhiều ngân hàng thương mại đã dành sự quan tâm và hỗ trợ nhất định đối với các ngành, lĩnh vực công nghệ hỗ trợ. Cụ thể như Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Tiên Phong.... Ông Vân bày tỏ, điều đó, ít nhiều đã đem lại hiệu quả tích cực, giúp nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ có điều kiện ổn định sản xuất, phát triển thêm nhiều mặt hàng, mẫu mã với tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Quan trọng hơn, với bệ đỡ ấy, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay hợp tác và dần tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia như Canon, Toyota, Yamaha, Samsung, Ford, Nidec... hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam Tuy nhiên, thực tiễn tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ không dễ dàng và thuận tiện như mong muốn.Ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, những vướng mắc về thủ tục vay vốn phức tạp; tình trạng thiếu tài sản đảm bảo, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, trình độ quản trị tài chính kém và thêm nữa là thông tin, tài chính thiếu đầy đủ, kém minh bạch... đang là những rào cản khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành công nghiệp hỗ trợ dù muốn cũng khó vay được tín dụng khi cần.
Chính vì lẽ đó, dù cho Chính phủ và các ban ngành đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng, công nghệ, xúc tiến thương mại và phát triền nguồn nhân lực.. song kết quả hỗ trợ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tác động của chính sách, của hành động trợ giúp vẫn chưa thực sự rõ, chưa tạo ra những chuyển biến và thay đổi cho nền kinh tế. Trước thực tế này, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho rằng, cần có những cơ chế thông thoáng hơn nữa để giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Có được điều này sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng thêm nhiều cơ hội phát triển. Bởi muốn tồn tại và đứng vững, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh, mà tín dụng ngân hàng chính là đòn bảy nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể với ngành công nghiệp hỗ trợ, ông Nguyễn Vân đề xuất các cấp, ngành liên quan nên sớm nghiên cứu giải pháp hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi với thời hạn vay linh hoạt và hạn mức vay phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Đồng thời, nới lỏng quy định về tài sản thế chấp...để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn khi cần, thay vì phải mượn tới các kênh phi chính thức trên thị trường.Ngoài ra, cũng cần thành lập quỹ tài chính dành riêng cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và là quỹ mở để thu hút mọi nguồn lực tài trợ trong nước và quốc tế.
Ông Vân cũng cho rằng, nên cho phép các doanh nghiệp tư nhân thuộc ngành công nghệ hỗ trợ và công nghệ hỗ trợ cho công nghệ cao được tiếp cận vay vốn ODA để đầu tư mua thiết bị, máy móc, công nghệ của nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước công nghệ tiên tiến.Từ đó, tăng năng lực sản xuất và liên kết tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Thậm chí, cho phép và hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam được đầu tư mua lại các doanh nghiệp tại Nhật Bản đang sản xuất linh kiện công nghệ hỗ trợ. Bởi các doanh nghiệp Nhật Bản này đang gặp khó khăn trong vấn đề già hóa dân số và thiếu thế hệ kế cận nên đang có nhu cầu chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam./.
- Từ khóa :
- công nghiệp hỗ trợ
- cạnh tranh
- tín dụng ngân hàng
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Khai mạc chuỗi triển lãm về công nghiệp hỗ trợ
13:45' - 13/09/2017
Ngày 13/9, Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản, NEPCON Vietnam 2017 và Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2017 đã chính thức khai mạc tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô – Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Phát triển công nghiệp hỗ trợ để kết nối các chuỗi cung ứng
11:35' - 20/08/2017
Đây là một trong những lựa chọn chiến lược của nhiều nền kinh tế thành viên APEC, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển.
-
Doanh nghiệp
Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản
18:11' - 15/06/2017
Ngày 15/6, tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ gia tăng xuất khẩu và doanh số
17:51' - 29/05/2017
Trong số hơn 200 doanh nghiệp, đã có tới 98% doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng và 36% doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Số vụ phá sản tại Nhật Bản chạm mức cao nhất 11 năm
18:59' - 08/07/2025
Kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research công bố ngày 8/7 cho thấy, số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản trong 6 tháng qua lên tới 4.990 vụ, mức cao nhất trong 11 năm.
-
Doanh nghiệp
ByteDance không đồng ý bán TikTok cho liên doanh Mỹ
18:32' - 08/07/2025
Công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ các báo cáo cho rằng họ đã đồng ý bán cổ phần kiểm soát mạng xã hội TikTok cho một liên doanh của Mỹ, do Oracle dẫn đầu.
-
Doanh nghiệp
EVN thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc
16:34' - 08/07/2025
Giải pháp cung cấp điện bằng tàu phát điện nổi được đại diện của Công ty Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) giới thiệu khi đến làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây.
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" công nghiệp châu Á đạt thỏa thuận về dự án sản xuất khí hóa lỏng
09:02' - 08/07/2025
Công ty công nghiệp nặng Samsung Heavy Industries của Hàn Quốc ngày 7/7 cho biết đã đạt được thỏa thuận trị giá 637 triệu USD để xây dựng một cơ sở sản xuất ngoài khơi tại Mozambique.
-
Doanh nghiệp
Sân bay Thọ Xuân hoàn thành cải tạo, hãng hàng không mở đường bay mới
17:36' - 07/07/2025
Trong thời gian sân bay Vinh đóng cửa sửa chữa từ 1/7 đến 31/12/2025, các đường bay tại Thanh Hoá từ sân bay Thọ Xuân sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong vùng.
-
Doanh nghiệp
Vietjet mở đường bay mới đến Tây An (Trung Quốc)
16:44' - 07/07/2025
Đường bay mới tiếp tục đánh dấu bước phát triển mạng bay quốc tế mạnh mẽ của Vietjet, nối dài danh sách các điểm đến hấp dẫn tại thị trường Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Foxconn lập kỷ lục doanh thu quý II/2025
09:02' - 07/07/2025
Foxconn của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới vừa báo cáo doanh thu quý II/2025 đạt mức cao kỷ lục nhờ nhu cầu lớn về các sản phẩm AI.
-
Doanh nghiệp
Nhà sản xuất ô tô nổi tiếng chinh phục khách hàng qua… ẩm thực
15:01' - 06/07/2025
Suzuki Motor Corp., cái tên gắn liền với những mẫu xe nhỏ gọn và bền bỉ tại Ấn Độ, đang lấn sân sang một lĩnh vực mới: đó là ẩm thực.
-
Doanh nghiệp
Kỳ vọng liên kết phát triển đồng bộ logistics vùng Đông Nam Bộ
10:44' - 06/07/2025
Nằm tại cửa ngõ phía Nam, vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực trọng điểm với tiềm năng phát triển kinh tế biển rất đa dạng.